Châu Á là thị trường cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2024

Châu Á là thị trường cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2024

Châu Á là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam. Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 1.744 tấn và 1.332 tấn.
Cần chiến lược tổng thể, đưa dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Cần chiến lược tổng thể, đưa dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Dược liệu Việt hội tụ đầy đủ yếu tố để đáp ứng các tiêu chí xanh, bền vững... điều quan trọng, cần có chiến lược tổng thể để đưa ngành vươn tầm quốc tế.
Triển lãm cơ khí VHHE: Thúc đẩy tiêu thụ nội địa, mở rộng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Triển lãm cơ khí VHHE: Thúc đẩy tiêu thụ nội địa, mở rộng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Gần 400 doanh nghiệp tham gia triển lãm cơ khí VHHE, công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa, mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 31,5%

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 31,5%

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc 10 tháng đã đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh tới 31,5%, tương ứng tăng 28,17 tỷ USD so với cùng kỳ.
Sầu riêng Việt Nam chiếm hơn 44% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm hơn 44% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

9 tháng, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam đạt gần 618.000 tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, tăng 72,2% về lượng và tăng 57,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

Tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

Dự kiến vào tháng 12, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo cho thị trường này
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với chương trình OCOP

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với chương trình OCOP

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành đẩy mạnh thực hiện việc phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với chương trình OCOP.
Xây dựng chiến lược ứng phó trước sức ép cạnh tranh từ RCEP

Xây dựng chiến lược ứng phó trước sức ép cạnh tranh từ RCEP

Cơ hội mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) mang lại cũng sẽ song hành cùng với khó khăn và thách thức.
Xuất khẩu điều 'tăng tốc' hướng tới mức kỷ lục 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu điều 'tăng tốc' hướng tới mức kỷ lục 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu điều sẽ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp điều trong nước tăng tốc xuất khẩu dịp cuối năm
Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hồ tiêu từ thị trường Indonesia?

Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hồ tiêu từ thị trường Indonesia?

Việt Nam là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Indonesia, với khối lượng đạt 9.452 tấn, tăng 240,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 26,8% thị phần.
Năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam thuộc top 20 thế giới

Năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam thuộc top 20 thế giới

Tiềm năng mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam ngày càng rộng mở, song Việt Nam chưa có tên trong danh sách 20-30 nước cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu.
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại nội địa

Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại nội địa

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều chính sách kích cầu tiêu dùng hàng hóa nội địa, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietnam Foodtech 2024

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietnam Foodtech 2024

Vietnam Foodtech 2024 chính thức khai mạc từ ngày 13-15/11 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, TP. Hồ Chí Minh.
Tăng cường xúc tiến thương mại qua các hội nghị kết nối giao thương

Tăng cường xúc tiến thương mại qua các hội nghị kết nối giao thương

Là hoạt động được Bộ Công Thương tổ chức thường niên, năm 2024 Hội nghị kết nối giao thương vùng đồng bằng sông Hồng đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Quảng Ninh xanh hóa khu công nghiệp, 'lót ổ' đón đại bàng

Quảng Ninh xanh hóa khu công nghiệp, 'lót ổ' đón đại bàng

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đón đầu dòng vốn FDI thế hệ mới, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh "xanh hóa" khu công nghiệp.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP tại Quảng Bình

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP tại Quảng Bình

Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn đã đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã tại Quảng Bình không ngừng nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Lời giải nào cho 'bài toán' nguyên liệu?

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Lời giải nào cho 'bài toán' nguyên liệu?

Thủ công mỹ nghệ Việt ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn về giá thành và nguyên liệu.
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ sẽ được diễn ra vào chiều mai (13/11) tại TP. Hồ Chí Minh.
Xuất khẩu cá tra có bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Xuất khẩu cá tra có bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

VASEP nhận định, việc ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng lần 2 sẽ tác động đến xuất khẩu hàng Việt sang Mỹ, trong đó có xuất khẩu cá tra.
    Trước         Sau    

Giao thương Media

Cua ghẹ Việt Nam lập kỷ lục mới trên thị trường quốc tế

Cua ghẹ Việt Nam lập kỷ lục mới trên thị trường quốc tế

Cua, ghẹ Việt Nam đang khẳng định vị thế mạnh mẽ trên trường quốc tế nhờ chất lượng vượt trội và giá cạnh tranh. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này dự kiến đạt kỷ lục 300 triệu USD trong năm 2024, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch thủy sản dự báo từ 9,5 đến 10 tỷ USD.

Trung Quốc dẫn đầu danh sách thị trường nhập khẩu, với kim ngạch tăng 784% tính đến tháng 9/2024. Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là các thị trường quan trọng, trong đó Mỹ duy trì mức tăng trưởng ổn định, chiếm 23% tổng kim ngạch. Dù Nhật Bản có dấu hiệu chững lại do giá thủy sản tăng cao, xuất khẩu sang các thị trường khác như Canada và Hàn Quốc vẫn cho thấy tiềm năng lớn.

Chất lượng tươi ngon, quy trình sản xuất nghiêm ngặt và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế là những yếu tố giúp cua ghẹ Việt Nam ghi điểm với người tiêu dùng toàn cầu. Đặc biệt, sản phẩm cua Cà Mau đã xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ, mở rộng "cánh cửa" cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn các thị trường quốc tế.

Với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong mùa lễ hội cuối năm, cua ghẹ Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao" trên bàn tiệc thế giới, tạo đà tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản.

CEPA: Cơ hội vàng cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường UAE

CEPA: Cơ hội vàng cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường UAE

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), ký kết vào cuối tháng 10/2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ thương mại song phương, đặc biệt mở ra cơ hội lớn cho ngành cá ngừ Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng cao về thủy sản cao cấp như cá ngừ và tôm, UAE được xem là thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả.

Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, xuất khẩu cá ngừ sang UAE đã đạt gần 4 triệu USD trong năm 2023, tăng 139% so với năm 2019, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19. CEPA dự kiến loại bỏ thuế nhập khẩu 5%, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giúp giảm chi phí logistics và nâng cao tính cạnh tranh cho cá ngừ Việt Nam.

UAE, với nền kinh tế ổn định và mức sống cao, là thị trường lý tưởng cho thủy sản nhập khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa ưu đãi từ CEPA, doanh nghiệp Việt cần đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm giá trị gia tăng và quảng bá thương hiệu. Dù vậy, thách thức từ rào cản kỹ thuật và cạnh tranh gay gắt cũng đặt ra yêu cầu cao về chiến lược phát triển dài hạn.

Với lợi thế từ CEPA, ngành cá ngừ Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào UAE, gia tăng giá trị xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Điểm danh thị trường nhập khẩu trên 100 nghìn tấn cà phê Việt

Điểm danh thị trường nhập khẩu trên 100 nghìn tấn cà phê Việt

Số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 1,15 triệu tấn cà phê với giá trị 4,6 tỷ USD, giảm về lượng nhưng lại tăng về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do giá cà phê xuất khẩu trung bình tăng, lên mức 3.967 USD/tấn.

Việt Nam hiện xuất khẩu cà phê sang 37 thị trường chính trên thế giới. Trong đó, hai thị trường có lượng xuất khẩu trên 100 nghìn tấn là Đức và Italy với sản lượng 136.173 tấn và 106.341 tấn.

Trong top 10 thị trường, Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 của Việt Nam với 87.833 tấn, tăng so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau lần lượt là Nhật Bản, Mỹ, Nga.

Bên cạnh các thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản, hiện Trung Quốc cũng gia tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam. Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), hiện nay khi dần bước vào hoạt động thu hoạch chính vụ, giá cà phê xuất khẩu vẫn neo trên 100.000 đồng/kg.

Giá cà phê Việt Nam trong cả niên vụ 2024/2025 được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do sản lượng giảm.

Tôm Việt vượt sóng sang thị trường Hoa Kỳ: Doanh thu tăng vọt trong quý III

Tôm Việt vượt sóng sang thị trường Hoa Kỳ: Doanh thu tăng vọt trong quý III

Tính đến ngày 15/10, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt gần 600 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất cho mặt hàng tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu. Đặc biệt, quý III/2024, xuất khẩu tôm tăng mạnh 19% sau khi giảm trong quý II, đạt 263 triệu USD. Động lực cho sự phục hồi này bao gồm giảm hàng tồn kho và nhu cầu tăng cao vào dịp lễ cuối năm.

Về sản phẩm, tôm chân trắng chiếm phần lớn với 85,5% trong cơ cấu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tiếp đến là tôm sú với 8,9%, còn lại là các loại tôm khác. Đáng chú ý, giá trị tôm sú chế biến tăng trưởng 44%, trong khi các loại tôm khác tươi/đông lạnh tăng mạnh tới 188%.

Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng dao động từ 9,6 - 10,3 USD/kg và tôm sú từ 14,9 - 19,3 USD/kg, trong đó giá tôm chân trắng tăng nhẹ so với quý II nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin từ Cục Nông nghiệp nước ngoài Hoa Kỳ (FAS.USDA) cho thấy Việt Nam đang có lợi thế trong thị trường Hoa Kỳ so với các đối thủ như Ấn Độ và Ecuador.

Việt Nam thống lĩnh thị trường gạo Philippines, vượt mặt các đối thủ trong khu vực

Việt Nam thống lĩnh thị trường gạo Philippines, vượt mặt các đối thủ trong khu vực

Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2024, Việt Nam đạt kỷ lục trong xuất khẩu gạo với sản lượng 800.000 tấn, thu về 505 triệu USD, nâng tổng khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm lên 7,8 triệu tấn với giá trị gần 4,9 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng mạnh, đạt 10,2% về lượng và 23,4% về giá trị so với năm ngoái, nhờ giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 12% lên 626,2 USD/tấn.

Gạo Việt Nam tiếp tục giữ vững thị phần tại Philippines, chiếm gần 80% lượng nhập khẩu, và đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Trong khi đó, tình hình cung ứng gạo hạn chế từ các nước xuất khẩu chính đang tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông và châu Phi.

Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam vẫn cao hơn các nước, với gạo 5% tấm dao động ở mức 524 USD/tấn, vượt 34 USD/tấn so với Thái Lan và 84 USD/tấn so với Ấn Độ. Dù Ấn Độ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu và giá gạo châu Á có xu hướng giảm, gạo Việt Nam vẫn duy trì sức cạnh tranh nhờ chất lượng và nguồn cung ổn định.

Phiên bản di động