Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 23/11/2024 19:19
Tin nóng:
Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10 Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025? |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 167,46 tỷ USD. Như vậy, bình quân mỗi tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt gần 17 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 10 tháng qua đạt gần 49,94 tỷ USD, tăng 200 triệu so với cùng kỳ năm ngoái.
Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất. Ảnh: Thanh Bình |
Hết tháng 10, có 11 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có 1 nhóm chục tỷ USD là điện thoại và linh kiện đạt 12,54 tỷ USD, giảm hơn 700 triệu USD. Tiếp theo đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, giảm 1,1 tỷ USD.Thứ 3 là rau quả đạt gần 4,1 tỷ USD, tăng 28,66%, tương đương tăng hơn 900 triệu USD so với cùng kỳ 2023. Thứ 4 là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 3,93 tỷ USD. Máy móc thiết bị và phụ tùng ở vị trí thứ 5 đạt 2.76 tỷ USD. Ngoài ra là các mặt hàng: xơ, sợi dệt các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ; cao su; giày dép các loại; thủy sản và dệt may.
Chiều ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 10 tháng đã đạt 117,52 tỷ USD, đã tăng mạnh tới 31,5%, tương ứng tăng 28,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 38% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Có 16 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Đáng chú ý, có rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch tỷ đô, trong đó có 2 nhóm chục tỷ đô là may vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở vị trí thứ nhất đạt 58,52 tỷ USD. Thứ là là máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 23,37 tỷ USD. Vị trí thứ là vải đạt 8,22 tỷ USD. Điện thoại các loại và linh kiện ở vị trí thứ 4 đạt 7,33 tỷ USD. Tiếp theo là các mặt hàng sắt thép các loại, sản phẩm từ chất dẻo; sản phẩm từ sắt thép; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; hóa chất; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ hóa chất; kim loại thường; sản phẩm từ kim loại thường; dây điện và dây cáp điện; xơ, sợi dệt các loại; linh kiện phụ tùng ô tô.
Cán cân thương mại sau 10 tháng, nước ta nhập siêu tới 67,58 tỷ USD từ Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, hết tháng 10 còn 6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng kim ngạch đạt 46,31 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 3,26 tỷ USD).
Thị trường ASEAN đứng thứ ba với tổng kim ngạch đạt 38,23 tỷ USD, tăng 13,2% (tương ứng tăng 4,47 tỷ USD). Các thị trường còn lại là: Đài Loan (Trung Quốc) đạt 18,67 tỷ USD, tăng 21,6% (tương ứng tăng 3,32 tỷ USD); Nhật Bản đạt 17,86 tỷ USD, tăng 0,6% (tương ứng tăng 113 triệu USD); EU đạt 13,87 tỷ USD, tăng 12,6% (tương ứng tăng 1,55 tỷ USD); Hoa Kỳ trong đạt 12,24 tỷ USD, tăng 7,9% (tương ứng tăng 895 tỷ USD).
Với 264,7 tỷ USD, riêng 7 thị trường chủ lực kể trên chiếm tới 84,76% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
,