Doanh nghiệp bán buôn bán lẻ: Cần tạo ra sự bứt phá để chiếm lĩnh thị trường

Doanh nghiệp bán buôn bán lẻ: Cần tạo ra sự bứt phá để chiếm lĩnh thị trường

Năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ vượt mốc 25 tỷ USD. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ được nhận định tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Quảng Bình: Phát triển các sản phẩm chủ lực qua sàn thương mại điện tử

Quảng Bình: Phát triển các sản phẩm chủ lực qua sàn thương mại điện tử

Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP được đẩy mạnh xúc tiến thông qua sàn thương mại điện tử nhằm thu hút người dùng.
Thừa Thiên Huế: Rà soát sắp xếp để làng nghề phát huy hiệu quả

Thừa Thiên Huế: Rà soát sắp xếp để làng nghề phát huy hiệu quả

Phát triển nghề và làng nghề được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng triển khai, tuy nhiên hiện vẫn đang dàn trải, cần sắp xếp lại để phát huy hiệu quả.
Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Tỉnh Bắc Ninh xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng là đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt các dự án ngành công nghiệp bán dẫn.
Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Ngoài mục tiêu đến năm 2030, đón và phục vụ hơn 5 triệu lượt du khách, tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch.
Hà Nội thúc đẩy mô hình công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội thúc đẩy mô hình công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh

Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh là nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đời sống của người dân nơi đây không ngừng nâng cao.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đề xuất cơ chế ‘mở’ để thu hút nhà đầu tư chiến lược

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đề xuất cơ chế ‘mở’ để thu hút nhà đầu tư chiến lược

Đề xuất xây dựng chính sách khu thương mại tự do Đà Nẵng có tính ‘mở’ để linh hoạt theo yêu cầu nhà đầu tư chiến lược, và có cơ quan chuyên trách về FTZ.
Còn nhiều vướng mắc trong đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Còn nhiều vướng mắc trong đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Là địa phương có mật độ dân số cao, hạ tầng giao thông thuận lợi cho giao thương song mô hình hoạt động chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn.
Hải Quan Quảng Ninh gỡ 'điểm nghẽn' từ thương mại hải quan số

Hải Quan Quảng Ninh gỡ 'điểm nghẽn' từ thương mại hải quan số

Cục Hải quan Quảng Ninh đang tích cực xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh nhằm góp phần đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả...
Quyết liệt ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong hoạt động kinh doanh

Quyết liệt ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong hoạt động kinh doanh

Việc chống chuyển giá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần quyết liệt nhằm bảo đảm môi trường đầu tư bình đẳng.
Liên tiếp 3 năm, giảm gần 124.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng

Liên tiếp 3 năm, giảm gần 124.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng

Tính chung giai đoạn 2022-2024, giá trị khoản hỗ trợ từ chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% lên tới 123,8 nghìn tỷ đồng, trợ lực kích cầu cho doanh nghiệp.
Bắc Ninh triển khai hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

Bắc Ninh triển khai hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

Tỉnh Bắc Ninh hướng tới đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân.
Đà Nẵng: Xây dựng quầy hàng sinh thái tại chợ truyền thống gặp khó

Đà Nẵng: Xây dựng quầy hàng sinh thái tại chợ truyền thống gặp khó

Chợ Hàn đang được thí điểm xây dựng chợ giảm thiểu rác thải nhựa với mô hình quầy hàng sinh thái (Eco Shop). Tuy nhiên, thực tế triển khai đã lộ nhiều khó khăn.
Nâng cao năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nâng cao năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, Hà Nội đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Vượt rào cản phòng vệ thương mại, nắm bắt cơ hội vàng từ RCEP

Vượt rào cản phòng vệ thương mại, nắm bắt cơ hội vàng từ RCEP

Hiệp định RCEP mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề phòng vệ thương mại.
Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Gia Lai: Triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng

Gia Lai: Triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng, gặp vướng mắc trong điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất.
    Trước         Sau    

Giao thương Media

Thị trường rau quả tươi Thụy Điển: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường rau quả tươi Thụy Điển: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Thuỵ Điển với sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhập khẩu được xem là thị trường tiềm năng cho rau quả tươi. Trước năm 2021, lượng rau quả nhập khẩu của quốc gia này đạt khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 2023, con số này giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Mặc dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển lại tăng lên 24%, mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu như Việt Nam.

Các chuỗi siêu thị lớn như ICA, Coop và Axfood chiếm gần 20% doanh thu bán lẻ thực phẩm tại Thụy Điển, trong khi Helsingborg là trung tâm phân phối quan trọng cho hàng hóa nhập khẩu. Từ tháng 10 đến tháng 5, khi nhu cầu rau quả tươi tăng cao, các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là thanh long, xoài và chanh leo, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn "trống mùa".

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng bền vững, đặc biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ, cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Để thành công tại Thụy Điển, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các chứng nhận quốc tế như GLOBALG.A.P và Fairtrade, đồng thời phát triển các sản phẩm hữu cơ và nắm bắt xu hướng tiêu dùng này.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm dự kiến đạt từ 4 - 4,3 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm dự kiến đạt từ 4 - 4,3 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm 11 tháng thu về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt từ 4- 4,3 tỷ USD.

Tuy chưa thể vượt được kim ngạch xuất khẩu tôm kỷ lục của Việt Nam năm 2022 (4,3 tỷ USD), nhưng cũng đã cho thấy ngành hàng tôm đang có sự hồi phục rõ nét so với năm 2023 (3,4 tỷ USD).

Xuất khẩu tôm cho thấy tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường. Xuất khẩu sang Mỹ và EU đều ghi nhận sự tăng trưởng ổn định. Trung Quốc đang có những chính sách thúc đẩy tiêu dùng, có thể giúp gia tăng nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Giá tôm xuất khẩu có dấu hiệu tăng, đặc biệt là tôm chân trắng, giúp cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Giá nguyên liệu tôm cũng đang ở mức tích cực, điều này sẽ hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sản phẩm tôm chế biến đang có sự phát triển mạnh mẽ, là tín hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản phẩm giá trị gia tăng.

Cá tra Việt Nam đối mặt thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế và nội địa Trung Quốc

Cá tra Việt Nam đối mặt thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế và nội địa Trung Quốc

Tính đến ngày 15/11/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đạt 506 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2023. Dù vẫn là nguồn cung cá tra số một thế giới và Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí thị trường nhập khẩu lớn nhất, ngành cá tra Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự cạnh tranh quốc tế lẫn nội địa của chính nước bạn.

Các đối thủ như cá tuyết, cá minh thái, hay cá rô phi đã tăng cường hiện diện tại thị trường toàn cầu, trong khi cá lóc Trung Quốc nổi lên với chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, dù giá thành còn cao và quy mô nuôi hạn chế. Đáng chú ý, Trung Quốc đang dần tự cung cấp cá lóc nội địa, khiến lượng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam giảm mạnh. Từ năm 2020 đến nay, sản lượng phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đã giảm từ 200.000 tấn xuống chỉ còn 51.000 tấn trong 8 tháng đầu năm 2024.

Ngoài yếu tố tự cung tự cấp, sự sụt giảm này còn xuất phát từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, làm giảm sức mua. Trong bối cảnh này, ngành cá tra Việt Nam cần đẩy mạnh cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng, tối ưu giá thành và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ vững vị thế tại thị trường tỷ dân.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Giá lúa neo ở mức cao đang là động lực tốt để nông dân xuống sớm vụ Đông Xuân 2024-2025 cũng như để né hạn mặn.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đã đạt những kỷ lục mới với gần 8,5 triệu tấn, giá trị 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 517 USD/tấn, giảm so với mức 520 USD/tấn vào tuần trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 11, cả nước đã gieo cấy được 7.825.000ha lúa, bằng 104% cùng kỳ. Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 6.853,8 nghìn ha, bằng 100,1% so với cùng kỳ; sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt 42,12 triệu tấn, bằng 101,1% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 61,5 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha.

Tính đến cuối tháng 11, các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được 712.600ha lúa Đông Xuân niên vụ 2024-2025, tăng 70,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do giá lúa hiện ổn định ở mức cao nên ngay sau khi thu hoạch lúa Thu Đông sớm, bà con nông dân một số nơi sớm khẩn trương xới, dọn đất để xuống giống sản xuất vụ lúa Đông Xuân, diện tích gieo cấy đạt 705.700ha, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm trước.

11 tháng xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 235 nghìn tấn

11 tháng xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 235 nghìn tấn

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 11/2024, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 106,5 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 235.335 tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2176 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 1,361 tỷ USD, tiêu trắng đạt 181,5 triệu USD. Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng gần 47% so với cùng kỳ năm trước.

Hồ tiêu đã trở thành mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 11 tháng năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu tiêu tăng mạnh là nhờ giá tiêu xuất khẩu trong 11 tháng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 5.198 USD/tấn.

Trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn. Tiếp theo là các thị trường UAE, Đức, Hà Lan Hàn Quốc, Pakistan.

VPSA nhận định, năm nay, giá tiêu tăng mạnh nhờ các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Ngược lại, thị trường qian trọng là Trung Quốc lại giảm mua. Kỳ vọng trong năm 2025 Trung Quốc sẽ quay lại thị trường.

Tại thị trường trong nước, giá tiêu (ngày 6/12) quay đầu tăng cao, giá trung bình ở mức 143.400 đồng/kg.

Phiên bản di động