Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Tỉnh Bắc Ninh xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng là đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt các dự án ngành công nghiệp bán dẫn.
Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Ngoài mục tiêu đến năm 2030, đón và phục vụ hơn 5 triệu lượt du khách, tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch.
Hà Nội thúc đẩy mô hình công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội thúc đẩy mô hình công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh

Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh là nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đời sống của người dân nơi đây không ngừng nâng cao.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đề xuất cơ chế ‘mở’ để thu hút nhà đầu tư chiến lược

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đề xuất cơ chế ‘mở’ để thu hút nhà đầu tư chiến lược

Đề xuất xây dựng chính sách khu thương mại tự do Đà Nẵng có tính ‘mở’ để linh hoạt theo yêu cầu nhà đầu tư chiến lược, và có cơ quan chuyên trách về FTZ.
Còn nhiều vướng mắc trong đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Còn nhiều vướng mắc trong đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Là địa phương có mật độ dân số cao, hạ tầng giao thông thuận lợi cho giao thương song mô hình hoạt động chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn.
Hải Quan Quảng Ninh gỡ 'điểm nghẽn' từ thương mại hải quan số

Hải Quan Quảng Ninh gỡ 'điểm nghẽn' từ thương mại hải quan số

Cục Hải quan Quảng Ninh đang tích cực xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh nhằm góp phần đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả...
Quyết liệt ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong hoạt động kinh doanh

Quyết liệt ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong hoạt động kinh doanh

Việc chống chuyển giá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần quyết liệt nhằm bảo đảm môi trường đầu tư bình đẳng.
Liên tiếp 3 năm, giảm gần 124.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng

Liên tiếp 3 năm, giảm gần 124.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng

Tính chung giai đoạn 2022-2024, giá trị khoản hỗ trợ từ chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% lên tới 123,8 nghìn tỷ đồng, trợ lực kích cầu cho doanh nghiệp.
Bắc Ninh triển khai hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

Bắc Ninh triển khai hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

Tỉnh Bắc Ninh hướng tới đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân.
Đà Nẵng: Xây dựng quầy hàng sinh thái tại chợ truyền thống gặp khó

Đà Nẵng: Xây dựng quầy hàng sinh thái tại chợ truyền thống gặp khó

Chợ Hàn đang được thí điểm xây dựng chợ giảm thiểu rác thải nhựa với mô hình quầy hàng sinh thái (Eco Shop). Tuy nhiên, thực tế triển khai đã lộ nhiều khó khăn.
Nâng cao năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nâng cao năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, Hà Nội đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Vượt rào cản phòng vệ thương mại, nắm bắt cơ hội vàng từ RCEP

Vượt rào cản phòng vệ thương mại, nắm bắt cơ hội vàng từ RCEP

Hiệp định RCEP mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề phòng vệ thương mại.
Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Gia Lai: Triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng

Gia Lai: Triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng, gặp vướng mắc trong điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất.
Gia hạn thời gian trả lời điều tra chống bán phá giá thép mạ

Gia hạn thời gian trả lời điều tra chống bán phá giá thép mạ

Bộ Công Thương vừa gia hạn thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra chống bán phá giá thép mạ đối với doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất trong nước (AD19).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cấp vốn cho 6 nhóm doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cấp vốn cho 6 nhóm doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.
Sẽ bãi bỏ 1 loạt thủ tục liên quan đến khuyến mại

Sẽ bãi bỏ 1 loạt thủ tục liên quan đến khuyến mại

Đây là nội dung của phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
    Trước         Sau    

Giao thương Media

Giá cà phê tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Giá cà phê tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Giá cà phê nhân xô tuần qua tiếp tục tăng mạnh, đạt mức cao kỷ lục hơn 128.000 đồng/kg, vượt xa mức giá cùng kỳ các năm trước.

Ghi nhận ngày 30/11, khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh tại các địa phương. Mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 131.000 đồng/kg

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, cho hay nguồn cung cà phê năm nay thấp do tình trạng chuyển đổi cây trồng của nông dân và sản lượng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, khô hạn. Đồng thời, nguồn cung cà phê Brazil - quốc gia sản xuất lớn cũng giảm trong niên vụ tới, khiến giá cà phê quốc tế tăng, kéo theo giá trong nước cũng đi lên.

Việt Nam - nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới - tháng 10 vừa qua xuất khẩu mặt hàng này giảm 11,6% so với tháng trước và giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mưa lớn tại các vùng trồng cà phê đã gây chậm trễ thu hoạch, trong khi sản lượng robusta niên vụ 2023-2024 giảm 20%, mức giảm mạnh nhất trong 4 năm qua, đẩy giá robusta lên cao.

Cơn sốt giá cà phê được cho là bắt nguồn từ sự gia tăng thu mua mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc. Gần đây, Luckin Coffee, một hãng cà phê lớn của Trung Quốc, đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp Brazil để mua 240.000 tấn cà phê mỗi năm trong giai đoạn từ 2025 đến 2029.​

Xuất khẩu Việt Nam trước thách thức xanh từ EU

Xuất khẩu Việt Nam trước thách thức xanh từ EU

Liên minh châu Âu (EU), hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với tăng trưởng vượt bậc nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Sau 4 năm thực thi EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ gần 49 tỷ USD lên gần 64 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như công nghiệp, máy móc, nông sản, thủy sản đã tận dụng tốt ưu đãi thuế quan.

Ở chiều ngược lại, thông qua EVFTA, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh nhập khẩu chủ yếu những nhóm hàng nguyên liệu để phục vụ sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay hàng hóa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ chính sách xanh của EU, đặc biệt là Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP). Là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu, CEAP đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với loạt quy định khắt khe áp dụng cho 7 lĩnh vực, gồm nhựa, dệt may, nông nghiệp và điện tử – các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đầu tư nâng cấp công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất, đồng thời đối mặt với chi phí tăng cao và cạnh tranh gay gắt. Dù vậy, nếu thích ứng tốt, doanh nghiệp không chỉ giữ vững thị phần tại EU mà còn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đóng góp vào phát triển bền vững và khai thác tối đa lợi ích từ EVFTA.

Trái cây Việt Nam: Tiềm năng vươn xa trên thị trường Trung Quốc

Trái cây Việt Nam: Tiềm năng vươn xa trên thị trường Trung Quốc

Việt Nam đang khẳng định vị thế là nhà cung cấp trái cây lớn tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia có nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng tăng. Với lợi thế địa lý, Việt Nam dễ dàng cung cấp trái cây tươi ngon, chất lượng cao như sầu riêng, thanh long, nhãn, vải, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 dự báo đạt 4,5-5 tỷ USD, trong đó sầu riêng ước tính vượt mốc 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt đối mặt nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất lớn và đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc từ phía Trung Quốc. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cần nắm bắt thời vụ sản xuất của Trung Quốc, đầu tư vào công nghệ chế biến và xây dựng thương hiệu mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng thời, việc đàm phán mở rộng danh mục xuất khẩu và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP sẽ giúp trái cây Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn nâng cao vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Xuất khẩu cà phê Robusta đạt gần 965 nghìn tấn

Xuất khẩu cà phê Robusta đạt gần 965 nghìn tấn

Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.

Số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 11, xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới chỉ đạt 20.933 tấn, tương đương kim ngạch 121,8 triệu USD, giảm 44,8% về lượng nhưng tăng 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu 1,17 triệu tấn cà phê với kim ngạch thu về 4,7 tỷ USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu robusta là chủ lực đạt 964.610 tấn, kim ngạch 3,48 tỷ USD.

Tháng 11 và tháng 12 hàng năm là thời gian cao điểm thu hoạch cà phê Việt Nam, nguồn cung cà phê Robusta lớn số 1 thế giới nhưng sản lượng cà phê xuất khẩu lại giảm mạnh là một điều rất lạ trên thị trường.

Tại thị trường nội địa sáng ngày 23/11, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng so với phiên giao dịch trước, mức tăng khoảng 200 đồng/kg. Hiện, giá thu mua cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 115.500 đồng/kg.

Cua ghẹ Việt Nam lập kỷ lục mới trên thị trường quốc tế

Cua ghẹ Việt Nam lập kỷ lục mới trên thị trường quốc tế

Cua, ghẹ Việt Nam đang khẳng định vị thế mạnh mẽ trên trường quốc tế nhờ chất lượng vượt trội và giá cạnh tranh. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này dự kiến đạt kỷ lục 300 triệu USD trong năm 2024, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch thủy sản dự báo từ 9,5 đến 10 tỷ USD.

Trung Quốc dẫn đầu danh sách thị trường nhập khẩu, với kim ngạch tăng 784% tính đến tháng 9/2024. Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là các thị trường quan trọng, trong đó Mỹ duy trì mức tăng trưởng ổn định, chiếm 23% tổng kim ngạch. Dù Nhật Bản có dấu hiệu chững lại do giá thủy sản tăng cao, xuất khẩu sang các thị trường khác như Canada và Hàn Quốc vẫn cho thấy tiềm năng lớn.

Chất lượng tươi ngon, quy trình sản xuất nghiêm ngặt và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế là những yếu tố giúp cua ghẹ Việt Nam ghi điểm với người tiêu dùng toàn cầu. Đặc biệt, sản phẩm cua Cà Mau đã xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ, mở rộng "cánh cửa" cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn các thị trường quốc tế.

Với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong mùa lễ hội cuối năm, cua ghẹ Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao" trên bàn tiệc thế giới, tạo đà tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản.

Phiên bản di động