Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ tư 06/11/2024 02:30
Tin nóng:
Chỉ số Dollar Index tăng mạnh khi tăng trưởng GDP quý IV của Mỹ đạt 3,3% so với quý trước, cao hơn mức dự đoán của thị trường và cho thấy kinh tế Mỹ vẫn còn khá tốt. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kéo dài chu kỳ chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi đó, dòng tiền chuyển dần từ các tài sản rủi ro như cà phê sang các thị trường trú ẩn như USD.
Giá cà phê Robusta xác định mức cao mới trong 16 năm. |
Dù mới phục hồi được ba ngày, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US kết phiên 25/1 đã giảm 3.142 bao loại 60kg, đánh mất phần lớn những gì đã lấy lại trước đó. Hôm qua (25/1), không có bao cà phê nào được phân loại nên toàn bộ số bao cà phê mất đi được sử dụng cho hoạt động tiêu dùng. Như vậy, tổng lượng cà phê đang lưu trữ tại đây đã quay về 254.336 bao, vẫn ở mức thấp so với dài hạn.
Dù lượng cà phê qua chứng nhận giảm nhưng số bao cà phê chờ phân loại tiếp tục được bổ sung và tăng mạnh thêm 11.365 bao, lên 65.278 bao chờ chứng nhận. Đây sẽ là động lực chính giúp giữ liệu tồn kho có thể cải thiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đồng Real của Brazil có vẻ còn khá mạnh, khi đồng USD tăng sau dữ liệu kinh tế tích cực tại Mỹ cũng không thể kéo tỷ giá USD/BRL đi lên. Việc chênh lệch tỷ giá vẫn bị níu lại bởi đồng Real có thể giảm bớt động lực đẩy mạnh xuất khẩu của nông dân Brazil.
Với Robusta, khi giá cà phê Arabica giảm sâu do sức ép đồng USD tăng cũng kéo theo giá mặt hàng này đi xuống. Tuy nhiên, lượng tồn kho giảm trong báo cáo kết phiên 24/1 công bố lúc 22h30 đã kéo giá trở lại đà tăng. Cụ thể, lượng cà phê Robusta lưu trữ trên Sở ICE-EU giảm 40 tấn, về còn 30.630 tấn, mức thấp kỷ lục từ năm 2014.
Căng thẳng trên Biển Đỏ tiếp diễn khiến nguồn cung từ châu Á sang các thị trường tiêu thụ tạm thời giảm đi, trong khi tồn kho tại khu vực này trên xu hướng cạn kiệt do tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ trước đó.
Tại châu Âu, tổng lượng cà phê lưu trữ tại các cảng tính đến hết tháng 12/2023 chỉ còn 453.059 tấn, thấp nhất kể từ tháng 8/2019 và là tháng giảm thứ 7 liên tiếp. Trong đó, Robusta là mặt hàng có sự giảm mạnh.
Tình trạng nguồn cung bất ổn càng khiến lo ngại về khả năng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường tăng lên, đặc biệt khi việc tìm nguồn cung thay thế từ Brazil và Uganda chưa có kết quả.