Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 21/11/2024 17:19
Tin nóng:
Điểm mặt những yếu tố khiến giá cà phê sụt giảm? Các đợt thanh lý tạo ra sự biến động về giá cà phê? Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, tăng giá trị: Chuyên gia nói gì? |
Tình hình thị trường hiện diễn ra đúng như giới chuyên gia trong ngành cho biết - điều đáng ngại nhất và cũng sẽ tác động đối với giá cà phê nhiều nhất lúc này chính là những đợt thanh lý vị thế mua mà những nguồn vốn và nhà đầu cơ sẽ thực hiện trong tương lai.
Kết thúc 9 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024), Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê, tương đương 86% sản lượng vào khoảng 1,47 triệu tấn của niên vụ hiện tại và giảm hơn 11% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam vẫn chậm chạp trong bối cảnh nguồn cung thấp. Ảnh: Vecteezy |
Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang thì Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11 năm nay. Điều này khiến giá cà phê trong nước có thể tiếp tục tăng nhưng lượng xuất khẩu lại giảm mạnh trong những tháng tới.
Thống kê mới nhất, xuất khẩu nửa đầu tháng 7/2024 của Việt Nam giảm tới 40% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, dự báo từ các tổ chức trong và ngoài nước đều cho thấy, sản lượng cà phê vụ 2024/2025 của Việt Nam sẽ giảm 15-20% so với vụ vừa qua. Sản lượng thấp sẽ kéo theo hoạt động xuất khẩu đi xuống, đồng thời làm thiếu hụt nguồn cung trầm trọng hơn trên thị trường.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong quý 2 vừa qua đã giảm 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 308.124 tấn. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 8,5% lên 1,26 tỷ USD nhờ giá bán tăng cao. Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ thời điểm hiện tại đến tháng 9 tới sẽ giảm dần, do nguồn cung cạn kiệt.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, xuất khẩu cà phê trong các tháng của quý 3/2024 sẽ giảm dần do nguồn cung dần hết. Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang thì Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới. Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong các tháng 7 đến tháng 9 giảm dần, do nguồn cung dần hết. Phải đến tháng 10, 11 khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025 bắt đầu, thì nguồn cung cà phê mới tăng trở lại.
Dù vậy, sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 còn có thể tiếp tục giảm so với niên vụ này do yếu tố thời tiết không thuận lợi và tình trạng sâu bệnh khiến diện tích bị thu hẹp dần. Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (VICOFA) dự báo, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam niên vụ 2024-2025 sẽ chỉ đạt 21,4 - 22,7 triệu bao, tức khoảng 1,28 - 1,36 triệu tấn, thấp hơn mức ước tính của niên vụ 2023-2024 nói trên, và thấp hơn đáng kể so với dự báo 24 triệu bao do hãng kinh doanh cà phê Volcafé đưa ra, cũng như thấp hơn nhiều so với mức dự báo 27,85 triệu bao của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch VICOFA cho biết: "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến khô hạn xảy ra không chỉ ở Tây Nguyên (vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam) mà còn khắp toàn cầu. Vì vậy, tổng nguồn cung cà phê trên thế giới giảm mạnh đã đẩy giá cà phê tăng cao kỷ lục từ trước tới nay."
Bên cạnh vấn đề nguồn cung đại diện VICOFA cũng cho rằng, ngành cà phê đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất khác. Việc duy trì chất lượng và sản lượng ổn định là yếu tố then chốt để giữ vững vị thế trên thị trường thế giới. Để tận dụng tối đa cơ hội từ giá cà phê tăng cao, các chuyên gia cho rằng ngành cà phê Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cập nhật mới nhất giá cà phê hôm nay (23/7) tại khu vực Tây Nguyên nhích tăng 400-600 đồng/kg tùy địa phương, đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 127.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, 3 huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà đang giao dịch cùng mức 127.300 đ/kg. Tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar hôm nay đang thu mua ở mức 127.800 đ/kg. Còn huyện Ea H'leo và Buôn Hồ lại đang giao dịch ở mức giá 127.700 đ/kg. Ở tỉnh Đắk Nông, thương lái Gia Nghĩa và Đắk R'lấp đang lần lượt giao dịch ở mức 127.900 và 127.800 đ/kg. Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang giao dịch với giá 127.700 đ/kg, còn Pleiku và La Grai đang cùng giữ mức 127.600 đ/kg. Còn giá thu mua tại Kon Tum hôm nay đang là 127.700 đ/kg. Trên thế giới, 2 sàn London và New York ngày 23/7 đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá Robusta trên sàn London giao tháng 9/2024 tăng tới 51 USD; lên mức 4.581 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 tăng 52 USD; ở ngưỡng 4.407 USD/tấn. Còn trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 9/2024 tăng mạnh 4,85 cent; chạm mức 243,05cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 12/2024 tăng 4,6 cent; ở mức 241,30 cent/lb. Giá cà phê thế giới hôm nay đồng loạt tăng mạnh. Theo chuyên gia, giá Arabica tăng do vị thế kinh doanh. Tuần trước, các quỹ và đầu cơ bán mạnh, nay mua vào. Một số tổ chức dự báo cà phê đang thu hoạch của Brazil có thể giảm sản lượng so với tính toán trước đó. Safras & Mercado đã cắt giảm ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil xuống còn 66 triệu bao, so với ước tính trước đó là 70,4 triệu bao, với lý do nhiệt độ trên mức trung bình và hạn hán đã làm giảm sản lượng cà phê. Trong đợt dự báo mới nhất về vụ mùa 2024/25 của Brazil, Rabobank đã đưa ra báo cáo sửa đổi mức với sản lượng cà phê có thể chỉ đạt 67,10 triệu bao, thấp hơn khoảng 3,87% so với ước tính trước đó của chính họ. Dự trữ Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho tăng 9.021 bao vào ngày cuối tuần trước, ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 818.230 bao. Đối với Robusta, đà tăng còn ảnh hưởng từ địa chính trị bất ổn vùng Biển đỏ, gây ách tắc, chậm trễ sự vận chuyển cà phê có nguồn gốc từ Á sang Âu. Những quy định chống phá rừng của châu Âu sẽ cản trở đối với các loại hàng nông sản, trong đó có cà phê. Bên cạnh đó thông tin các cảng chính của Brazil tiếp tục báo cáo về tình trạng hạn chế số lượng container và tàu, cũng như các thay đổi về tuyến đường vận chuyển dẫn đến sự chậm chễ trong giao hàng. Điều này cấy vào chi phí hàng hoá khiến cà phê tăng mạnh thời gian qua. |