Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 28/11/2024 01:41
Tin nóng:
Bên cạnh lo ngại thiếu hụt nguồn cung Robusta cục bộ khi nông dân Việt Nam hạn chế bán cà phê do xung đột tại Biển Đỏ đã giữ giá mặt hàng này neo ở vùng đỉnh.
Tiếp nối đà phục hồi của dữ liệu tồn kho trong tuần này, cà phê Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US kết phiên 24/1 tăng thêm 1.585 bao loại 60kg, lên 257.478 bao. Đồng thời, lượng cà phê chờ phân loại lại cũng tăng gần 1.000 bao lên 53.913 bao, mở rộng dư lượng cho sự phục hồi của tồn kho trong thời gian tới.
Giá cà phê Robusta tăng lại 0,79%, lên mức giá cao nhất trong 16 năm. |
Hoạt động xuất khẩu Arabica từ quốc gia cung ứng lớn nhất thế giới cũng đang cho thấy những tín hiệu tích cực. Hiệp hội Những nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE) cho biết, tính đến ngày 24/1, quốc gia Nam Mỹ này đã cấp phép xuất khẩu cho 2,66 triệu bao Arabica dạng hạt, tăng 4% so với mức 2,56 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước.
Trong vụ thu hoạch 2023, Cơ quan Cung ứng Mùa vụ thuộc chính phủ Brazil (CONAB) ước tính sản lượng Arabica của Brazil đạt 38,9 triệu bao, tăng 18,9% so với năm 2022. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê là hợp lý và có thể tiếp diễn trong thời gian tới.
Hơn thế, sang năm 2024, CONAB dự kiến sản lượng cà phê tiếp tục tăng lên tại Brazil khi bước vào năm được mùa trong chu kỳ hai năm một lần. Trong đó, sản lượng Arabica dự báo ở mức 40,8 triệu bao, tăng 4,7% so với vụ trước. Điều này càng tạo điều kiện để nông dân thúc đẩy bán cà phê trong thời điểm giá đang ở mức tốt và thị trường có thể tiêu thụ Arabica nhiều hơn khi quá khan hiếm Robusta.
Hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu về cà phê vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu đối với thị trường. Căng thẳng trên Biển Đỏ khiến thời gian và chi phí vận chuyển cà phê từ các quốc gia châu Á sang Mỹ và châu Âu tăng lên. Điều này làm nghiêm trọng hơn tình trạng hạn chế bán cà phê của nông dân Việt Nam khi phải chịu thêm thuế vận chuyển và người bán cà phê cũng có kỳ vọng giá sẽ vẫn tăng.
Trong khi đó, tình hình chuyển đổi nguồn cung cà phê từ Việt Nam sang các quốc gia Nam Mỹ như Brazil chưa có tín hiệu rõ nét, khiến lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các thị trường tiêu thụ lớn vẫn tồn tại.