Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 21/11/2024 17:55
Tin nóng:
Trong những năm gần đây, Israel đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu cá ngừ chủ lực của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và EU. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cá ngừ sang Israel đang chịu ảnh hưởng từ căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Israel đã tăng 37% so với năm trước, đạt hơn 50 triệu USD, nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được ký kết vào ngày 25/7/2023.
Dù khu vực Trung Đông thường xuyên xảy ra xung đột, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Israel vẫn duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển, đặc biệt qua vịnh Aden - tuyến đường chiến lược kết nối châu Á và châu Âu, chiếm 12-13% thương mại toàn cầu.
Chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, cho biết xuất khẩu cá ngừ sang Israel đã có biến động trong năm 2024. Sau khi giảm 31% trong tháng 7, xuất khẩu tăng trở lại vào tháng 8 với mức tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cạnh tranh tại thị trường EU và các yếu tố kinh tế vĩ mô, như lạm phát và suy thoái kinh tế, cũng tác động đến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc khan hiếm nguyên liệu trong nước do quy định kích thước đánh bắt, đến giá nhập khẩu cao do chi phí vận chuyển. Nếu thị trường Israel gặp gián đoạn, lượng hàng tồn kho sẽ tăng, gây áp lực lớn lên dòng vốn của doanh nghiệp.
Để vượt qua thách thức, các doanh nghiệp cần tìm kiếm thị trường mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn và thúc đẩy xuất khẩu.
Trong tháng 9/2024, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 9,9 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm lên 88,16 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, con số này đã tăng 25,53%, tương đương gần 18 tỷ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, có 13 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, nổi bật là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 17,32 tỷ USD, máy móc và thiết bị với 15,5 tỷ USD, và dệt may với hơn 12 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ trong 9 tháng đạt 10,96 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng duy nhất có giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD, đạt 3,2 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 9 tháng qua đã đạt 99,12 tỷ USD và chính thức vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp thương mại song phương giữa hai nước đạt mốc này. Bộ Công Thương cho biết, thị trường Hoa Kỳ đang có những tín hiệu tích cực, với nhu cầu tiêu dùng và xuất nhập khẩu gia tăng. Các sản phẩm gỗ, thủy sản và dệt may của Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhận các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có doanh thu tăng gần 25% so với các thị trường khác.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, sự tăng trưởng liên tục của thương mại hai nước là kết quả của mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023. Việc này đã tạo nền tảng để thương mại song phương sớm đạt mốc 200 tỷ USD trong tương lai.
30% diện tích tiêu Bình Phước đạt chuẩn hữu cơ |
Ngành nông nghiệp Bình Phước đã và đang ghi nhận bước đột phá trong lĩnh vực canh tác hồ tiêu hữu cơ. Nhiều nông hộ chọn theo hướng sản xuất hữu cơ đã thu “trái ngọt” khi năng suất ổn định, chất lượng tốt và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Tại các vùng trồng hồ tiêu lớn như huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản,… kể từ khi nhà nông dân mạnh dạn chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ thì vườn cây phát triển xanh tốt, năng suất ổn định và giá cả được thu mua cao hơn so với giá tiêu thường trên thị trường.
Diện tích trồng tiêu toàn tỉnh Bình Phước còn khoảng 15.800 ha, thu hẹp khá nhiều do giá tiêu giảm thấp, dịch bệnh, chuyển đổi cây trồng... Những năm gần đây, nhiều gia đình vẫn “cầm cự” chăm sóc hồ tiêu khi giá xuống và sản xuất theo hướng hữu cơ.
Hiện 30% diện tích tiêu của tỉnh được đánh giá đạt chuẩn hữu cơ và không dư lượng thuốc BVTV, đang được đối tác thu mua với giá cao hơn ngoài thị trường.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2024, giá thu mua tăng vượt mốc 100.000 đồng/kg đã và đang mang lại niềm vui cho nhà nông trồng hồ tiêu. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng trồng hồ tiêu theo hướng hữu cơ đã mang lại nhiều lợi ích cho người trồng lẫn người tiêu dùng.
Trong những năm qua, ngành dịch vụ phòng gym tại Việt Nam từng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 20% mỗi năm, nhưng gần đây, thị trường này đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Từ đầu tháng 10, một số chuỗi phòng gym lớn có thâm niên hàng chục năm ở Hà Nội phải thông báo đóng cửa do những "lý do bất khả kháng".
Những khó khăn mà các chuỗi gym này gặp phải phần lớn đến từ chi phí mặt bằng, lương nhân viên tăng cao, trong khi doanh thu giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19.
Không chỉ có chi phí vận hành tăng, mà khách hàng cũng dần siết chặt hầu bao, chuyển sang các phòng tập giá rẻ hơn. Một số chuỗi như The New Gym hay Ways Station với giá cả phải chăng và hoạt động 24/7 đã thu hút lượng khách hàng lớn, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu phòng gym.
Ngoài ra, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các huấn luyện viên cá nhân tự do cũng góp phần làm thay đổi thói quen tập luyện của người tiêu dùng, khi họ có xu hướng chọn các giải pháp cá nhân hóa hoặc những bộ môn mới như marathon hay trekking.
Theo ông Dane Fort, Tổng giám đốc FLG Việt Nam, để tồn tại, các chuỗi gym cần linh hoạt, sáng tạo và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, không chỉ dừng lại ở một địa điểm tập luyện thông thường.
Trong thời gian tới, các chuỗi gym lớn có thể sẽ phải mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe hoặc thẩm mỹ để có thể thích nghi và phát triển bền vững.
Báo cáo do Tổng Cục Hải quan nêu cụ thể, 9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về 44,3 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên một tỷ USD và chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia này.
Điện thoại và linh kiện có kim ngạch lớn nhất với 10,8 tỷ USD, đây cũng là mặt hàng duy nhất Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ hai với 9,09 tỷ USD, giảm sâu 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời còn xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với giá trị 3,53 tỷ USD, tăng tới 39,4% so với cùng kỳ năm ngoái; máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác cũng đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,1%.
Việt Nam thu về 1,43 tỷ USD từ việc xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc, tương ứng tăng 5,9% so với cùng kỳ.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu xơ sợi dệt lại giảm 8,4% còn 1,57 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc với 1,37 tỷ USD, giảm 4,6%; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ với 1,53 tỷ USD, tăng tới 25,3% so với cùng kỳ.
Trong nhóm nông thủy sản, Việt Nam xuất khẩu rau quả ghi nhận tăng tới 37,8%, lên mức 3,79 tỷ USD; xuất khẩu thủy sản cũng tăng 19,8%, đạt 1,21 tỷ USD.