Quảng Bình: Phát triển các sản phẩm chủ lực qua sàn thương mại điện tử

Quảng Bình: Phát triển các sản phẩm chủ lực qua sàn thương mại điện tử

Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP được đẩy mạnh xúc tiến thông qua sàn thương mại điện tử nhằm thu hút người dùng.
Thừa Thiên Huế: Rà soát sắp xếp để làng nghề phát huy hiệu quả

Thừa Thiên Huế: Rà soát sắp xếp để làng nghề phát huy hiệu quả

Phát triển nghề và làng nghề được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng triển khai, tuy nhiên hiện vẫn đang dàn trải, cần sắp xếp lại để phát huy hiệu quả.
Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Ninh sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Tỉnh Bắc Ninh xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng là đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt các dự án ngành công nghiệp bán dẫn.
Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Du lịch Bắc Ninh ngày càng được định vị rõ nét

Ngoài mục tiêu đến năm 2030, đón và phục vụ hơn 5 triệu lượt du khách, tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cấp vốn cho 6 nhóm doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cấp vốn cho 6 nhóm doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.
Sẽ bãi bỏ 1 loạt thủ tục liên quan đến khuyến mại

Sẽ bãi bỏ 1 loạt thủ tục liên quan đến khuyến mại

Đây là nội dung của phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Làm gì để hoá giải khó khăn, thách thức, khó lường ở các thị trường tài chính?

Làm gì để hoá giải khó khăn, thách thức, khó lường ở các thị trường tài chính?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ những giải pháp để hoá giải khó khăn, thách thức, khó lường ở các thị trường tài chính trong năm 2024.
Hà Nội cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp Thủ đô và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chủ tịch Vũ Chân Phương: Xu hướng tích cực tiếp tục lan tỏa thị trường chứng khoán

Chủ tịch Vũ Chân Phương: Xu hướng tích cực tiếp tục lan tỏa thị trường chứng khoán

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Chân Phương nhận định xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì trên thị trường chứng khoán nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.
Chứng khoán sau Tết: Dòng tiền cá nhân là động lực tăng trưởng?

Chứng khoán sau Tết: Dòng tiền cá nhân là động lực tăng trưởng?

Dòng tiền đầu tư cá nhân được cho sẽ quay trở lại thị trường một cách mạnh mẽ và thúc đẩy các chỉ số chứng khoán đi lên sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Lạm phát 2024: Chuyên gia nhận định "không quá lớn nhưng vẫn cần thận trọng"

Lạm phát 2024: Chuyên gia nhận định "không quá lớn nhưng vẫn cần thận trọng"

Theo các chuyên gia, năm 2024 kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, áp lực lạm phát không quá lớn, song vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Kinh tế Việt Nam 2024: Vững vàng vượt "cơn gió ngược”

Kinh tế Việt Nam 2024: Vững vàng vượt "cơn gió ngược”

Việt Nam bước vào năm 2024 với những thuận lợi cơ bản từ sự ổn định vĩ mô chung, đây sẽ là nền tảng quan trọng để nền kinh tế vững vàng “vượt cơn gió ngược”.
Tiền gửi vào ngân hàng cao kỷ lục dù lãi suất "thủng đáy": Chuyên gia nói gì?

Tiền gửi vào ngân hàng cao kỷ lục dù lãi suất "thủng đáy": Chuyên gia nói gì?

Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tiền gửi ngân hàng tăng cao kỷ lục dù lãi suất “thủng đáy” cho thấy dòng tiền vẫn duy trì sự thận trọng.
Cách nào để giá vàng bớt "nhảy múa”?

Cách nào để giá vàng bớt "nhảy múa”?

Chuyên gia kinh tế chỉ ra nhiều biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng giá vàng "nhảy múa", đồng thời tạo môi trường giao dịch ổn định và minh bạch hơn.
Giữ vững thị trường và phát triển thương hiệu gạo Việt

Giữ vững thị trường và phát triển thương hiệu gạo Việt

Cần có cái nhìn dài hơi và định hướng lại sản xuất, chế biến nhằm gia tăng giá trị, giúp ngành hàng lúa gạo đi được đường dài.
Ưu tiên phát triển năng lượng bền vững

Ưu tiên phát triển năng lượng bền vững

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát triển bền vững luôn gắn chặt với an ninh năng lượng quốc gia.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp

Chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực lâm nghiệp đã và đang tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm

Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến về phát triển ngành cà phê và phát triển ngành tôm trong thời gian tới.
Thúc đẩy xuất khẩu lao động qua chương trình phi lợi nhuận

Thúc đẩy xuất khẩu lao động qua chương trình phi lợi nhuận

Đi làm việc ở nước ngoài qua chương trình phi lợi nhuận có chi phí tham gia thấp, người lao động có thu nhập tốt và điều kiện phúc lợi bảo đảm.
    Trước         Sau    

Giao thương Media

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Giá lúa neo ở mức cao đang là động lực tốt để nông dân xuống sớm vụ Đông Xuân 2024-2025 cũng như để né hạn mặn.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đã đạt những kỷ lục mới với gần 8,5 triệu tấn, giá trị 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 517 USD/tấn, giảm so với mức 520 USD/tấn vào tuần trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 11, cả nước đã gieo cấy được 7.825.000ha lúa, bằng 104% cùng kỳ. Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 6.853,8 nghìn ha, bằng 100,1% so với cùng kỳ; sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt 42,12 triệu tấn, bằng 101,1% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 61,5 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha.

Tính đến cuối tháng 11, các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được 712.600ha lúa Đông Xuân niên vụ 2024-2025, tăng 70,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do giá lúa hiện ổn định ở mức cao nên ngay sau khi thu hoạch lúa Thu Đông sớm, bà con nông dân một số nơi sớm khẩn trương xới, dọn đất để xuống giống sản xuất vụ lúa Đông Xuân, diện tích gieo cấy đạt 705.700ha, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm trước.

11 tháng xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 235 nghìn tấn

11 tháng xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 235 nghìn tấn

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 11/2024, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 106,5 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 235.335 tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2176 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 1,361 tỷ USD, tiêu trắng đạt 181,5 triệu USD. Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng gần 47% so với cùng kỳ năm trước.

Hồ tiêu đã trở thành mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 11 tháng năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu tiêu tăng mạnh là nhờ giá tiêu xuất khẩu trong 11 tháng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 5.198 USD/tấn.

Trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn. Tiếp theo là các thị trường UAE, Đức, Hà Lan Hàn Quốc, Pakistan.

VPSA nhận định, năm nay, giá tiêu tăng mạnh nhờ các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Ngược lại, thị trường qian trọng là Trung Quốc lại giảm mua. Kỳ vọng trong năm 2025 Trung Quốc sẽ quay lại thị trường.

Tại thị trường trong nước, giá tiêu (ngày 6/12) quay đầu tăng cao, giá trung bình ở mức 143.400 đồng/kg.

Xuất khẩu gỗ Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ

Xuất khẩu gỗ Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 10/2024 đạt gần 1,54 tỷ USD, tăng 22,9% so với tháng trước và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt mức cao nhất kể từ đầu năm.

Tính chung 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,22 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm đến lớn nhất, chiếm 55,5% tổng kim ngạch với hơn 7,34 tỷ USD, tăng 25,2%. Theo sau là Trung Quốc đạt 1,72 tỷ USD, tăng 22,3%, và Nhật Bản với 1,42 tỷ USD, tăng 2,5%.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 25,1 triệu USD trong tháng 10, tăng 60,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, xuất khẩu tới thị trường này đạt hơn 140 triệu USD, tăng 50,9%.

Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới về sản phẩm đồ gỗ giá trị gia tăng. Với sản phẩm đã hiện diện tại 170 thị trường toàn cầu, ngành gỗ dự kiến duy trì đà tăng trưởng 20-23% trong năm 2024, mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng từ các thị trường chính.

Brazil – Cánh cửa quan trọng cho cá tra Việt Nam tại Nam Mỹ

Brazil – Cánh cửa quan trọng cho cá tra Việt Nam tại Nam Mỹ

Brazil, thành viên chủ chốt của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR – Mơ cô sua) với 300 triệu người tiêu dùng, tiếp tục khẳng định vị thế là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Năm 2024, quốc gia này trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ.

Theo Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt 104 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Riêng tháng 10/2024, con số này đạt hơn 15 triệu USD, tăng 15% so với tháng 10/2023. Đáng chú ý, Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho Brazil, chiếm 36% tổng giá trị nhập khẩu, với mã phile cá tra đông lạnh được ưa chuộng nhất, đạt 86 triệu USD, tăng 56%.

Năm nay, kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Brazil đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – MERCOSUR đang được kỳ vọng sẽ tạo đột phá, giảm rào cản thuế quan, và mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra sang khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới, nơi Brazil là nền kinh tế lớn nhất với nhu cầu thủy sản ngày càng cao.

Giá cà phê tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Giá cà phê tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Giá cà phê nhân xô tuần qua tiếp tục tăng mạnh, đạt mức cao kỷ lục hơn 128.000 đồng/kg, vượt xa mức giá cùng kỳ các năm trước.

Ghi nhận ngày 30/11, khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh tại các địa phương. Mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 131.000 đồng/kg

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, cho hay nguồn cung cà phê năm nay thấp do tình trạng chuyển đổi cây trồng của nông dân và sản lượng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, khô hạn. Đồng thời, nguồn cung cà phê Brazil - quốc gia sản xuất lớn cũng giảm trong niên vụ tới, khiến giá cà phê quốc tế tăng, kéo theo giá trong nước cũng đi lên.

Việt Nam - nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới - tháng 10 vừa qua xuất khẩu mặt hàng này giảm 11,6% so với tháng trước và giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mưa lớn tại các vùng trồng cà phê đã gây chậm trễ thu hoạch, trong khi sản lượng robusta niên vụ 2023-2024 giảm 20%, mức giảm mạnh nhất trong 4 năm qua, đẩy giá robusta lên cao.

Cơn sốt giá cà phê được cho là bắt nguồn từ sự gia tăng thu mua mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc. Gần đây, Luckin Coffee, một hãng cà phê lớn của Trung Quốc, đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp Brazil để mua 240.000 tấn cà phê mỗi năm trong giai đoạn từ 2025 đến 2029.​

Phiên bản di động