Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ tư 27/11/2024 20:43
Tin nóng:
Xuất khẩu dệt may: Đan xen thuận lợi, khó khăn Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 9 tháng năm 2024 Ngành dệt may tăng tốc về đích 44 tỷ USD trong năm 2024 |
Chuyển dịch đơn hàng: Động lực tăng trưởng
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt mức kỷ lục, nhờ tận dụng hiệu quả làn sóng chuyển dịch đơn hàng từ các đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể, Hoa Kỳ vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023. Các thị trường khác như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dệt may là việc các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ sự chuyển dịch đơn hàng. Trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu có phần chững lại, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà sản xuất quốc tế nhờ vào các lợi thế về chi phí sản xuất cạnh tranh, sở hữu nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Việc tham gia nhiều FTA đã giúp hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào các thị trường lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Dệt may Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế với những con số tăng trưởng ấn tượng. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, khả năng thích ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành. Trong số 30 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, có đến 10 doanh nghiệp nội địa và 20 doanh nghiệp FDI đã chứng tỏ được khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu.
“Sự thành công này đến từ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là việc tận dụng hiệu quả làn sóng chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia như Trung Quốc, Bangladesh và khả năng thích ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp” ông Giang cho biết.
Bên cạnh đó, khả năng thích ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành. Trong số 30 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, hầu hết các doanh nghiệp đều đã chứng tỏ được khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu, từ đó tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng.
Đặc biệt, việc tận dụng cơ hội từ chuyển dịch đơn hàng, ngành dệt may Việt Nam còn chủ động đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, khối CPTPP và các nước ASEAN, sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu tới các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông… Hầu hết doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đơn hàng quý I/2025 và đang đàm phán đơn hàng quý II/2025.
Đứng trước thách thức mới trong chuyển đổi xanh
Ngành dệt may Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển đầy sôi động với nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn đòi hỏi sự thích ứng nhanh chóng và linh hoạt.
Trong 2 năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu nhận được các đơn hàng nhỏ, có yêu cầu về thời gian giao hàng ngắn và chất lượng sản phẩm cao. Điều này đặt ra áp lực lớn lên năng lực sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Đức Giang: “Hiện nay, các nhãn hàng nổi tiếng thế giới đặt hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về chất lượng, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng phát hiện chất lượng sản phẩm không ổn định, phản ánh với nhãn hàng, nhãn hàng sẽ dừng việc đặt hàng với doanh nghiệp…”
Bên cạnh những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may còn phải đối mặt với xu hướng xanh hóa toàn cầu. Mặc dù hiện nay chưa có quy định bắt buộc về giảm phát thải khí nhà kính trong ngành dệt may, nhưng các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với các chính sách mua hàng của các nhà nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đầu tư vào các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.
Trong bối cảnh đó doanh nghiệp cần nhận thức được việc phải chủ động thích ứng hội nhập, đáp ứng với các điều kiện, chính sách của các nước nhập khẩu khi tham gia sân chơi toàn cầu; đồng thời, thúc đẩy việc giảm phát thải, xanh hóa, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt. Đầu tư vào công nghệ hiện đại, tự động hóa sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp và tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, áp dụng các công nghệ số để quản lý sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Không ngừng đổi mới và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng xu hướng của thị trường.
Xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%. Như vậy, cả năm 2024, toàn ngành dệt may xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%; EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3%; ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%... |