Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 23/12/2024 07:07
Tin nóng:
Cà phê Decaf xuất khẩu giá cao nhất đạt 4.695 USD/tấn |
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), trong niên vụ 2023 - 2024, mặt hàng cà phê Decaf (cà phê khử cafein) trở thành một trong nhóm 3 loại cà phê nhân xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Niên vụ vừa qua, xuất khẩu cà phê decaf đạt 37.000 tấn, trị giá 172 triệu USD. Với kim ngạch xuất khẩu này, cà phê Decaf đứng thứ 3 trong nhóm cà phê nhân sau cà phê nhân Robusta với 1,2 triệu tấn và cà phê nhân Arabica đạt 53.000 tấn.
Trong nhóm cà phê nhân xuất khẩu niên vụ 2023 - 2024, giá xuất khẩu cà phê Decaf là cao nhất với mức bình quân 4.695 USD/tấn; cao hơn cả giá xuất khẩu trung bình của cà phê nhân Arabica và Robusta.
Tại thị trường Việt Nam, xu hướng sử dụng cà phê Decaf cũng đang gia tăng đặc biệt tại các đô thị lớn.
Thời điểm này, dự báo khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá. Lượng mưa từ tháng 11/2024 - 1/2025 dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%. Mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn và mùa mưa có khả năng kết thúc muộn so với trung bình nhiều năm.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 613.500 tấn hạt điều, đạt giá trị gần 3,6 tỷ USD, tăng lần lượt 18,5% về lượng và 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá xuất khẩu hạt điều đã tăng đáng kể, từ mức 5.394 USD/tấn lên 6.407 USD/tấn, góp phần nâng cao kim ngạch toàn ngành.
Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, với sản phẩm hiện diện tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 27,7% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất hơn 150.400 tấn điều sang Mỹ, thu về 871,3 triệu USD, tăng gần 30% về lượng và 32,8% về giá trị so với năm 2023.
Theo dự báo, thị trường hạt điều toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027, nhờ xu hướng ăn thuần chay và ưa chuộng thực phẩm từ hạt. Đây là cơ hội để ngành điều Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và đạt kỷ lục 4 tỷ USD trong năm 2024.
Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu sầu riêng ấn tượng trong năm 2024, với kim ngạch đến hết tháng 9 đạt 2,81 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9 vừa qua, xuất khẩu sầu riêng đã đạt mốc kỷ lục 630 triệu USD, nhờ vào nguồn cung dồi dào từ Tây Nguyên, khu vực đang vào vụ thu hoạch. Dẫn đầu về giá trị xuất khẩu vẫn là Trung Quốc, thị trường chiếm gần 92% với 2,58 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2022.
Nhu cầu sầu riêng từ Trung Quốc tiếp tục tăng cao khi quốc gia này chi gần 7 tỷ USD trong năm 2023 để nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là sầu riêng Việt Nam và Thái Lan. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy mô thị trường sầu riêng Trung Quốc có thể sớm đạt mốc 10 tỷ USD, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam.
Ngoài Trung Quốc, Thái Lan là thị trường lớn thứ hai của sầu riêng Việt Nam với kim ngạch đạt 133 triệu USD, tăng 85%. Các thị trường khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, như Hồng Kông tăng 17% với 23 triệu USD và Campuchia gấp 16 lần cùng kỳ, đạt 2,7 triệu USD. Đặc biệt, Papua New Guinea nổi bật với mức tăng 265%, đạt giá trị trên 20 triệu USD, trở thành thị trường lớn thứ tư.
Dù xuất khẩu sầu riêng đang khởi sắc, một số thị trường lại ghi nhận sự sụt giảm. Mỹ giảm 31% còn 14 triệu USD, trong khi Canada giảm gần 19% xuống còn 4,5 triệu USD.
Theo dự báo của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), tháng 10 có thể sẽ ghi nhận kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng 600 triệu USD, giúp nâng tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng cả năm lên mức kỷ lục từ 3,7 đến 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 1,5 tỷ USD so với năm ngoái. Đặc biệt, vào dịp lễ Tết sắp tới, giá sầu riêng có khả năng sẽ còn tăng khi nhu cầu biếu tặng của người tiêu dùng Trung Quốc gia tăng.
Cùng với sự phát triển của sầu riêng, ngành rau quả Việt Nam cũng dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023. Đây sẽ là cột mốc quan trọng cho ngành, với sầu riêng giữ vai trò chủ lực trong tăng trưởng xuất khẩu.
Đắk Nông: Năm 2024 sản lượng cà phê dự kiến đạt gần 344 tấn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2024 là khoảng 143.000 ha, trong đó diện tích đang thu hoạch là 131.000 ha. Năng suất trung bình ước tính khoảng 26,2 tạ/ha, với tổng sản lượng dự kiến đạt 343.540 tấn, giảm 1,51 tạ/ha so với năm 2023, và tổng sản lượng giảm khoảng 16.000 tấn.
Nguyên nhân chính là do đợt nắng nóng và thiếu nước kéo dài vào những tháng đầu năm, trùng với giai đoạn cà phê ra hoa, đậu quả, làm nhiều vườn cà phê héo lá, khô hoa, quả non, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng.
Mặc dù năng suất và sản lượng có phần giảm so với năm trước, việc giá cà phê tăng liên tục và chất lượng cà phê được cải thiện đã giúp người trồng cà phê tại Đắk Nông cải thiện kinh tế, có thêm vốn để tái đầu tư và chăm sóc cây cà phê tốt hơn. Điều này cũng giúp họ kiên định với cây cà phê, không canh tác sang các loại cây trồng khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây cho biết, 10 tháng năm nay Việt Nam đã xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn cà phê, thu về 4,6 tỷ USD. Số lượng cà phê xuất khẩu giảm 10,8% nhưng giá trị lại tăng mạnh hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Niên vụ cà phê 2024-2025 của Việt Nam đang đứng trước nhiều biến động lớn về sản lượng và giá cả. Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 29 triệu bao, trong đó có 24,4 triệu bao dành cho xuất khẩu và 4,6 triệu bao phục vụ tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng, đến tình trạng bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do khủng hoảng chính trị kéo dài giữa các khu vực.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa), nhận định rằng niên vụ 2023-2024 là một năm đầy khó khăn khi giá cà phê Robusta tăng kỷ lục trên 5.000 USD/tấn, thậm chí cao hơn cả cà phê Arabica. Theo ông Nam đây là một hiện tượng hiếm gặp trên thị trường. Đặc biệt, giá cà phê trong nước đạt mức cao nhất trong 30 năm, tăng 33% về giá trị dù sản lượng xuất khẩu giảm 12,7%. Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giao hàng đúng hẹn, dẫn đến nguy cơ mất thị trường vào tay các nguồn cung khác.
Với xu hướng giá cà phê hạ nhiệt nhưng thị trường vẫn khó lường, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Vicofa, cho rằng ngành cà phê Việt Nam cần củng cố mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng, đảm bảo giá cả hợp lý để doanh nghiệp và người nông dân cùng hưởng lợi. Việc điều chỉnh chiến lược từ sản xuất đến xuất khẩu là cần thiết để không chỉ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn mà còn giúp duy trì tăng trưởng bền vững.
Nhìn về tương lai, các chuyên gia cũng khuyến nghị tránh mở rộng diện tích trồng trọt quá mức để không rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng cà phê, đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng sẽ là chiến lược dài hạn giúp ngành cà phê Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.