Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 22/12/2024 16:29
Tin nóng:
Quảng bá sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng tại Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn Hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu góp mặt tại Mekong Connect 2024 |
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa, sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa có 595 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 60 sản phẩm 4 sao, 534 sản phẩm 3 sao. Tất cả 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều có sản phẩm OCOP.
Đáng chú ý, trong số 595 sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa, đã có 23 sản phẩm OCOP được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu và Nam Phi…
Sản phẩm OCOP nếp Cay Nọi của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: Bùi Công Anh. |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Để đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận được thị trường lớn hơn, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương phải tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa bản địa; xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh gắn liền với giá trị văn hóa và đặc trưng vùng miền; hỗ trợ các sản phẩm OCOP đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, tạo lợi thế cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm địa phương.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa gắn liền với bản sắc văn hóa của các vùng, miền. Ảnh: Hoàng Minh. |
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thường xuyên tổ chức các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ra các thị trường tỉnh ngoài và các thị trường trên thế giới; đẩy mạnh công tác truyền thông trên các cơ quan báo chí, truyền hình trong tỉnh và trung ương, từ đó mở rộng nhiều thị trường tiêu thụ mới cho các sản phẩm OCOP.
Cũng theo ông Bùi Công Anh, song song với phát triển thị trường, các chủ thể OCOP cũng đã đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, mẫu mã bao bì, nhãn mác; kỹ năng quản trị của chủ thể OCOP; củng cố, nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận và phát triển mới sản phẩm chủ lực của tỉnh để hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng nhằm tạo đột phá về sức cạnh tranh, đáp ứng về số lượng, gia tăng giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.
Trong số các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa xuất khẩu đi các thị trường khó tính trên thế giới có nước mắm Lê Gia của Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia ở huyện Hoằng Hóa là một những sản phẩm OCOP 5 sao được nhiều thị trường khó tính trên thế giới tiêu thụ, như các nước: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nam Phi, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Nước mắm Lê Gia - sản phẩm OCOP 5 sao được nhiều thị trường khó tính trên thế giới tiêu thụ, như các nước: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nam Phi, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Ảnh: Lê Anh. |
Những sản phẩm của Lê Gia là những kết tinh những món quà của mẹ biển thiên nhiên bắt nguồn từ những mẻ cá cơm tươi ngon, đàn tép biển hồng hào, những hạt muối trắng ngần, cộng với sự tận tâm của những người con người cần lao: ngư dân, diêm dân, những nghệ nhân làng chài nơi đây.
Nước mắm Lê Gia là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc Gia, sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quốc Gia, Hàng Việt Nam Chất lượng cao chuẩn hội nhập. Thông qua các sản phẩm OCOP như nước mắm Lê Gia đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa và tài nguyên bản địa, gia tăng chuỗi giá trị nông sản và du lịch, giới thiệu ra thế giới những đặc sắc của hộ chiếu ẩm thực Việt Nam.