Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 24/04/2025 11:37
Tin nóng:
Cơ hội gia tăng tiêu thụ từ những lễ hội trái cây Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20 Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam |
Theo báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 của Bộ Công Thương, trong đó, dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy thị trường rau quả ghi nhận sự trái chiều giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
Nhập khẩu giảm, xuất khẩu bứt phá
Kim ngạch nhập khẩu rau quả trong năm 2023 đạt 1,96 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2022.
Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 794,7 triệu USD, giảm 7,4% so với năm trước, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023.
Với kim ngạch nhập khẩu đạt 331,5 triệu USD, giảm 7% so với năm 2023, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023 Mỹ xếp vị trí thứ hai.
![]() |
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 bứt phá mạnh mẽ với kim ngạch đạt 5,6 tỷ USD |
Xếp thứ ba là thị trường Australia với kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, giảm 10% so với năm 2022, chiếm 7,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023; New Zealand đạt 120,7 triệu USD, giảm 3% so với năm 2022, chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023.
Mặt khác, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 bứt phá mạnh mẽ với kim ngạch đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022. Nhờ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, ngành rau quả đã đóng góp đáng kể vào xuất khẩu nông sản của cả nước.
Trong năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng so với năm 2022, nhất là thị trường Trung Quốc, ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đức, Canada cũng tăng mạnh. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả cũng có khá nhiều thay đổi so với năm 2022: tỷ trọng của thị trường Trung Quốc tăng từ 45,4% lên 65% nhờ tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ sầu riêng; trong khi tỷ trọng của các thị trường chính khác giảm như Hoa Kỳ (giảm từ 7,4% xuống 4,6%), Hàn Quốc (từ 5,4% xuống 4,0%).
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023. Xuất khẩu sầu riêng chiếm vị trí thứ nhất với tỷ trọng 55,4% tổng trị giá xuất khẩu trái cây, đạt 2,24 tỷ USD, tăng 430% so với năm 2022. Thanh long đứng thứ hai chiếm 15,2% theo trị giá (giảm một nửa so với tỷ trọng 31,3% năm 2022), đạt 614 triệu USD, giảm 3,8%. Ngoài ra, chuối chỉ tăng 1,3%, các mặt hàng trái cây khác như mít, xoài, chanh leo... nhìn chung đều có mức tăng xuất khẩu cao, khoảng từ 34-44% so với năm 2022.
Chủng loại rau quả xuất khẩu ngày càng được đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng vào sản phẩm rau quả như sản phẩm nước quả đóng hộp, sản phẩm muối, sấy, đặc biệt vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU, Singapore.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 227,6 triệu USD, tăng 22,2% so với năm 2022 và chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong đó, chủ yếu xuất sang Hà Lan với kim ngạch 147,1 triệu USD, tăng 25,7% so với năm trước; xuất sang Đức là 36,2 triệu USD, tăng 45,6%.
Loại trái cây nào được nhập khẩu nhiều nhất?
Hiện nay, trên thị trường trái cây nhập khẩu được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Người tiêu dùng có thể lựa chọn các loại trái cây nhập khẩu từ chợ truyền thống, cửa hàng, đến các “chợ online”, các siêu thị lớn, nhỏ trong nước.
Đáng chú ý, về chủng loại, táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2023, đạt 237,1 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2022, chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Xếp vị trí thứ hai là nho, đạt 158,4 triệu USD, giảm 17,4% so với năm 2022, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Lần lượt ở vị trí thứ 3 và 4 là nhập khẩu quýt chiếm 7,8% và lê là 5%. Các chủng loại trái cây, rau quả còn lại chiếm 52%.
![]() |
Táo, nho, quýt, lê là những loại trái cây nhập khẩu được người Việt lựa chọn ăn nhiều nhất |
Theo đó, các loại trái cây xếp đầu bảng nhập khẩu phần lớn đều nằm trong phân khúc giá bình dân, có xuất xứ từ Trung Quốc với sản lượng lớn nên khi nhập khẩu về rất nhanh và thuận lợi. Đây cũng là lý do hàng năm các loại trái cây như táo, nho, quýt và lê luôn được nhập về Việt Nam với khối lượng lớn.