Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 26/11/2024 09:27
Tin nóng:
Giá ngô nối dài đà suy yếu, nguyên nhân do đâu? Giá ngô hồi phục trở lại sau chuỗi 4 phiên giảm giá liên tiếp Phe bán chiếm ưu thế trên thị trường nông sản, giá dầu WTI duy trì đà tăng |
Khép lại phiên đầu tuần, sắc đỏ chiếm thế áp đảo trên bảng giá nông sản với ⅘ mặt hàng đồng loạt đóng cửa với mức sụt giảm mạnh hơn 1%. Đậu tương lao dốc ở phiên thứ 3 liên tiếp, đẩy giá xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Trong khi đó, giá ngô cũng nối dài đà suy yếu từ phiên cuối tuần trước trong bối cảnh tình hình vụ mùa ở Nam Mỹ đang được dần được cải thiện.
Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của chính phủ Brazil (Conab) cho biết lượng mưa liên tục và cao hợn trung bình ở hầu hết các vùng nông nghiệp của nước này trong ba tuần đầu tháng 1 đã góp phần phục hồi và bổ sung độ ẩm đất.
Theo hãng tư vấn AgRural, nông dân Brazil đã gieo trồng 11% diện tích ngô vụ 2, nhanh hơn mức 5% cùng kỳ năm ngoái, trong khi tiến độ thu hoạch đậu tương cũng cao hơn đáng kể so với một năm trước, nhờ lượng mưa trong tuần qua giúp cải thiện độ ẩm đất ở một số bang sản xuất chính.
Trong bối cảnh khí hậu ở Argentina vẫn chưa đáng lo ngại, mùa vụ ngô và đậu tương vẫn tiến triển tương đối ổn định ở Brazil là nguyên nhân chính thúc đẩy lực bán đối với các mặt hàng này.
Còn tại Mỹ, báo cáo Export Inspections cho biết, giao hàng ngô trong tuần 19 - 25/1 đạt 901.958 tấn. Mặc dù ghi nhận sự cải thiện so với tuần trước đó, nhưng con số này vẫn thấp hơn mức 1 triệu tấn. Hoạt động xuất khẩu của Mỹ trong thời gian gần đây không ghi nhận kết quả đáng chú ý là nguyên nhân khiến báo cáo tối qua chỉ hỗ trợ nhẹ và hạn chế đà giảm của ngô ở vùng giá 440.
Tương tự như ngô, lúa mì cũng giảm mạnh trong phiên đầu tuần trong bối nhu cầu đối với nguồn cung tại Mỹ suy yếu. Cụ thể, báo cáo tối qua thấy, Mỹ chỉ giao 264.666 tấn lúa mì trong tuần kết thúc vào ngày 25/1, giảm đáng kể so với mức 315.186 tấn của tuần trước đó và thấp hơn mức 446.118 tấn cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng nằm dưới khoảng dự đoán là 350.000 - 550.000 tấn đã gây ra nhiều thất vọng cho thị trường.
Bên cạnh đó, nguồn cung dư thừa ở khu vực biển Đen khiến giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục giảm vào tuần trước, cũng góp phần tạo áp lực đến giá CBOT trong phiên vừa rồi.
Dầu đậu tương giảm mạnh gần 3% vào hôm qua trước sức ép từ diễn biến dầu thô và dầu cọ. Sự bất ổn kinh tế tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thực vật lớn trên thế giới, và triển vọng nguồn cung tốt từ Argentina cũng là những yếu tố đã tạo áp lực lên thị trường.