Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 25/11/2024 02:45
Tin nóng:
Thị trường ca cao thế giới đang tạo nên bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới Bảy giải pháp để ca cao và hàng hóa Việt gia tăng thị phần tại Bắc Âu Ngành ca cao: Thiếu chiến lược dài hơi |
Giá ca cao ghi nhận đà tăng ấn tượng nhất trong nhóm nguyên liệu công nghiệp cũng như toàn bộ các mặt hàng đang liên thông trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Đóng cửa tháng, giá mặt hàng này tăng thêm 27,24, chạm ngưỡng cao nhất trong lịch sử. Lo ngại thâm hụt cung – cầu ca cao kéo dài sang năm thứ ba liên tiếp, kết hợp cùng nhu cầu tăng mạnh trước dịp Lễ Tình nhân đã tạo hỗ trợ mạnh đến giá.
Theo sau ca cao, giá bông cũng tăng mạnh 15,23% trước tình trạng khan hiếm nguồn cung. Nổi bật nhất với mặt hàng này trong tháng qua chính là hai phiên tăng kịch trần liên tiếp, đẩy giá giao dịch lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Tồn kho thấp kỷ lục làm dấy lên rủi ro thiếu hụt nguồn cung.
Theo báo cáo tồn kho từ Sở ICE-US, tính đến ngày 27/2, lượng bông lưu trữ tại đây chỉ còn 985 tấn, giảm hơn một nửa so với mức 2.213 kiện vào ngày 12/1.
Giá cà phê Arabica biến động nhưng nhìn chung vẫn đang trong xu hướng giảm, đóng cửa tháng giá thấp hơn 3,46% so với tham chiếu. Sự cải thiện từ nguồn cung là yếu tố quan trọng hàng đầu đã tạo sức ép lên giá cà phê trong tháng vừa qua.
Bất chấp những lo ngại về rủi ro thiếu hụt nguồn cung, giá đường 11 là mặt hàng dẫn đầu đà giảm của nhóm khi đánh mất 6,71% so với tham chiếu. Tổ chức đường quốc tế (ISO) đã nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu niên vụ 23/24 lên 689.000 tấn, so với mức 355.000 tấn trước đó. Sản lượng đường sụt giảm tại Thái Lan và Ấn Độ là nguyên nhân chính khiến nguồn cung đường toàn cầu thắt chặt.
Bên cạnh đó, triển vọng sản lượng đường vụ 24/25 tại Brazil cũng trở nên kém tích cực hơn. Tereos dự đoán, lượng mía tại khu vực Trung Nam, khu vực sản xuất chính, giảm 60 triệu tấn so với vụ 23/24, về còn 600 triệu tấn trong vụ mới.