Cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất

Cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất

Trước những căng thẳng của thương mại toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam có thể chịu áp lực kiểm soát chặt chẽ hơn. Điều này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường quốc tế.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB LAW - nhìn nhận, các rào cản phi thuế quan như yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc tuân thủ quy tắc lao động và môi trường cũng có thể được thắt chặt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.

Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu sản xuất, tập trung vào các ngành hàng có giá trị gia tăng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết cũng có thể giúp doanh nghiệp vượt qua trở ngại và duy trì khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế.

Việc nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa giúp các doanh nghiệp tránh được chi phí tăng cao do thuế nhập khẩu mới áp đặt, đồng thời tận dụng nguồn cung với giá thấp hơn trong ngắn hạn - Vị luật sư cho hay.

Về giải pháp dài hạn, một trong những giải pháp điển hình có thể đề cập, đó là dịch chuyển sản xuất và tái cấu trúc chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang chủ động xem xét lại chiến lược sản xuất của mình để giảm thiểu tác động của thuế quan.

Xuất khẩu đầu năm 2025 khởi sắc với nhiều nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu đầu năm 2025 khởi sắc với nhiều nhóm hàng tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 16,25 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2024, tương đương mức tăng gần 1 tỷ USD. Đáng chú ý, có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch tỷ USD, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; và giày dép.

So với cùng kỳ năm ngoái, giày dép là nhóm hàng mới gia nhập câu lạc bộ tỷ USD, với mức tăng mạnh 22,55%. Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, theo quy luật thị trường, kim ngạch xuất khẩu có thể giảm nhẹ trong tuần cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025 do rơi vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Trước đó, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt kỷ lục 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2023. Các nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, máy móc, dệt may, gỗ, giày dép và hàng nông sản đều ghi nhận mức tăng ấn tượng. Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu sang các thị trường lớn như ASEAN, EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở các quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Thị trường cá tra, cá rô phi: Kỳ vọng tăng giá

Thị trường cá tra, cá rô phi: Kỳ vọng tăng giá

Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn, đặc biệt tại Hoa Kỳ – thị trường truyền thống nhưng hiện đang trong tình trạng trầm lắng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dù các doanh nghiệp kỳ vọng giá cá tra sẽ tăng, nhưng nhu cầu toàn cầu yếu và các rào cản pháp lý tiếp tục tác động tiêu cực. Việc một số trang trại giảm sản lượng có thể dẫn tới thiếu hụt nguyên liệu trong 4-6 tháng tới, đẩy giá tăng cao, song điều này vẫn phụ thuộc vào diễn biến nhu cầu và chính sách thuế quan.

Không chỉ cá tra, thị trường cá rô phi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, chủ yếu từ Trung Quốc, cũng đang thận trọng do nguồn cung chưa ổn định. Mặc dù giá bán buôn đã phần nào bình ổn nhờ nhu cầu trước kỳ nghỉ lễ, nhưng các áp lực về thuế quan mới có thể khiến giá tăng trở lại. Tình trạng thiếu hụt cá kích cỡ nhỏ tại các vùng nuôi trọng điểm như Hải Nam và Quảng Đông càng khiến thị trường thêm khó đoán.

Giá cá tra duy trì ở mức cao đầu năm 2025: Cung hạn chế, cầu tăng mạnh

Giá cá tra duy trì ở mức cao đầu năm 2025: Cung hạn chế, cầu tăng mạnh

Bước sang năm 2025, giá cá tra tiếp tục giữ ở mức cao sau đợt tăng mạnh cuối năm 2024. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tuần cuối cùng của năm 2024 ghi nhận mức giá tăng vọt, trong khi tuần đầu tiên của năm mới dù có xu hướng chững lại nhưng vẫn duy trì đỉnh cao.

Đáng chú ý, cá tra có trọng lượng trên 1,2 kg đạt mức 32.440 VND/kg (1,28 USD/kg) – cao nhất kể từ năm 2022. Loại cá này chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc, trong khi các kích cỡ nhỏ hơn được ưa chuộng để chế biến phi lê xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ.

Nguồn cung hạn chế là nguyên nhân chính đẩy giá cá tra cỡ lớn lên cao. Thống kê cho thấy, đến cuối tháng 12/2024, cá từ 800g đến 1kg chiếm 37% tổng sản lượng, trong khi cá trên 1,2 kg chỉ chiếm 5%. Bên cạnh đó, nhu cầu từ Trung Quốc, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, càng khiến giá tăng mạnh. Thời tiết lạnh trong tháng 12 cũng làm chậm quá trình phát triển của cá, dẫn đến nguồn cung khan hiếm.

Không chỉ cá thịt, giá cá giống cũng leo thang, chạm mức 46.300 VND/kg trong tuần đầu năm 2025 – cao nhất từ tháng 2/2023. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu hụt cá giống trong thời gian tới do nguồn cung giảm và tỷ lệ sống sót thấp.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD: Tiềm năng tăng trưởng còn lớn

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD: Tiềm năng tăng trưởng còn lớn

Năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt hơn 200 tỷ USD, trở thành thị trường đầu tiên của Việt Nam đạt được cột mốc này.

Theo ông Đỗ Nam Trung, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc), con số này có thể đạt 300-400 tỷ USD trong vòng 5-10 năm tới nhờ những yếu tố thuận lợi về quy mô thị trường, khoảng cách địa lý, và sự hợp tác song phương ngày càng mở rộng.

Từ thực tế tại khu vực Hoa Đông (một trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc bao gồm Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang), ông Nguyễn Thế Tùng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải, cho biết, khu vực này đóng góp khoảng 30% kim ngạch thương mại Việt-Trung. Với dân số hơn 160 triệu người và GDP chiếm 20% toàn quốc, Hoa Đông là thị trường tiêu thụ hàng đầu nhờ mức độ đô thị hóa và sức mua cao.

Thương mại điện tử, logistics phát triển và chính sách quốc tế hóa mạnh mẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, tập quán tiêu dùng, chính sách nhập khẩu và sở hữu trí tuệ để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD

Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục với kim ngạch đạt xấp xỉ 7,15 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm 2023.

Năm 2024, ngành hàng rau quả Việt Nam đã khai thác tốt hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ thị trường Hà Lan. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng cao trong năm 2024 so với năm 2023.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội tốt cho ngành hàng rau quả Việt Nam trong năm 2025. Nhu cầu tiêu thụ trái cây, rau củ và sản phẩm chế biến trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng nhờ lợi ích đối với sức khỏe.

Hiện ngành hàng rau quả Việt Nam giữ thị phần lớn thứ 2 tại Trung Quốc, thị phần tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Australia... ngày càng được mở rộng. Đây được cho là cơ sở để ngành hàng rau quả Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.

Để ngành hàng rau quả xuất khẩu ổn định và tăng trưởng bền vững, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu.

Năm 2025, dự báo giá hồ tiêu tăng mạnh

Năm 2025, dự báo giá hồ tiêu tăng mạnh

Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu của thế giới, nhu cầu của người mua nhiều hơn người bán, nguồn cung ít, nhu cầu nhiều, giá hồ tiêu sẽ tốt hơn hiện tại.

Dự kiến, phải qua Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân mới bắt đầu thu hoạch hồ tiêu và kéo dài đến hết tháng 4/2025. Như vậy, sẽ kéo dài khoảng trống thời gian để có nguồn hàng cung ứng ra thị trường.

Vào giữa tháng 6/2024 giá hồ tiêu tăng kỷ lục với giá 180.000 đồng/kg. Do đó, dự báo năm nay, bà con trồng hồ tiêu cũng sẽ có tâm lý để lại hàng chờ giá lên chứ không bán ngay sau khi thu hoạch.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình có vườn tiêu đang kinh doanh, nếu không có nguồn thu từ hồ tiêu thì có các nguồn thu khác từ cây cà phê, sầu riêng và không bị áp lực bán ra ngay trong thời điểm của vụ mùa thu hoạch. Vì vậy, áp lực bán ra sẽ ít, nguồn hàng ra thị trường sẽ ít hơn so với những năm trước.

Ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho biết, năm 2024, Trung Quốc mua rất ít hồ tiêu Việt Nam, dự báo, vụ mùa năm 2025 họ sẽ cần mua nhiều.

Các thị trường khác có tâm lý chung là chờ đến vụ mùa thu hoạch của Việt Nam sẽ tập trung ồ ạt vào mua hàng.

Hiện, giá hồ tiêu đang khoảng 150.000 đồng/kg, dự báo, trong năm 2025, giá hồ tiêu có thể lên con số trên 240.000 - 250.000 đồng/kg.

Thị trường thép Việt Nam năm 2024, phục hồi tích cực nhưng còn nhiều thách thức

Thị trường thép Việt Nam năm 2024, phục hồi tích cực nhưng còn nhiều thách thức

Thị trường thép toàn cầu tiếp tục khó khăn khi nhu cầu giảm sút, kéo theo ảnh hưởng nặng nề đến ngành thép Việt Nam. Theo Viện Kinh tế - Tài chính, nguyên nhân chính đến từ bất động sản trầm lắng, chính sách tiền tệ thắt chặt và bất ổn địa chính trị gia tăng. Dự báo của Hiệp hội Thép thế giới cho thấy, năm 2024 nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 0,9% so với năm trước, chỉ đạt 1,75 tỷ tấn.

Tại Việt Nam, thị trường ghi nhận dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2023, với sản lượng và tiêu thụ thép đều tăng. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm 11 tháng năm 2024 đạt 26,948 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ; tiêu thụ đạt 26,776 triệu tấn, tăng 13%. Đặc biệt, giá thép nội địa đã tăng trở lại từ cuối tháng 9/2024, dự báo tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2025 khi thị trường bất động sản sôi động hơn.

Tuy nhiên, ngành thép vẫn đối mặt nhiều khó khăn như giá nguyên liệu tăng cao, thép nhập khẩu cạnh tranh gay gắt và các vụ kiện chống bán phá giá. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, như đầu tư công và điều tiết thuế, để phát triển bền vững.

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục, thị phần tại Mỹ tăng mạnh

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục, thị phần tại Mỹ tăng mạnh

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), trong 11 tháng đầu năm 2024, Mỹ nhập khẩu rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến (HS 06, 07, 08, trừ hạt điều) đạt giá trị 51,46 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ nhập khẩu từ 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam giữ vị trí thứ 15 trong danh sách các nguồn cung của Mỹ, với kim ngạch đạt 512,25 triệu USD, tăng 31,8% so với năm 2023. Thị phần rau, củ, quả và sản phẩm chế biến của Việt Nam tại Mỹ tăng từ 0,81% lên 1,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt kỷ lục 7,15 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm trước. Tháng 12/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 529 triệu USD, tăng 15,5% so với tháng 11 và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều ghi nhận tăng trưởng vượt bậc. Điều này phản ánh nỗ lực của ngành rau quả trong cải thiện chất lượng và tận dụng lợi thế từ các FTA.

Năm 2025 dự báo xuất khẩu hồ tiêu có nhiều thuận lợi

Năm 2025 dự báo xuất khẩu hồ tiêu có nhiều thuận lợi

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt trên 220 nghìn tấn, tiêu trắng đạt trên 30 nghìn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,32 tỷ USD. Lượng xuất khẩu tuy giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 45,4% so với năm 2023.

Olam Việt Nam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trong năm 2024, đạt 27.800 tấn, tăng 36,9% so với năm 2023. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Phúc Sinh, Nedspice Việt Nam; Haprosimex JSC, Trân Châu.

Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu tăng đột biến như Simexco Đắk Lắk tăng hơn 150%; Intimex Group tăng 42,8%; Sinh Lộc Phát tăng 50,7%; Hanfimex tăng 68,2%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024, đạt 72.311 tấn, tăng 33,2% so với năm trước, đây cũng là lượng xuất khẩu kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Tiếp theo là các thị trường: UAE, Đức, Hà Lan, Ấn Độ.

Giá hồ tiêu toàn cầu năm 2025 được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung sụt giảm, trong khi nhu cầu tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu vẫn ổn định. Nhu cầu sử dụng hồ tiêu trong ngành thực phẩm và chế biến gia vị vẫn là động lực chính cho thị trường. Chuyên gia trong ngành cho biết, năm 2025 xuất khẩu hồ tiêu có nhiều thuận lợi.

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam tăng trưởng mạnh, hướng đến vị trí dẫn đầu tại Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam tăng trưởng mạnh, hướng đến vị trí dẫn đầu tại Trung Quốc

Theo Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 721.000 tấn sầu riêng sang thị trường này, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, lượng sầu riêng Thái Lan xuất sang Trung Quốc giảm 13%, chỉ còn hơn 796.000 tấn.

Đà tăng trưởng ấn tượng giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với Thái Lan và mở ra cơ hội vươn lên dẫn đầu trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc vào năm 2025. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định vị trí địa lý gần Trung Quốc giúp Việt Nam tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển. Thời vụ thu hoạch không trùng với Thái Lan, cùng nguồn cung ổn định, là những lợi thế quan trọng.

Tuy nhiên, giá xuất khẩu sầu riêng Việt Nam chỉ đạt gần 4.000 USD/tấn, thấp hơn mức 5.000 USD/tấn của Thái Lan. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng mạnh, đạt gần 2,9 tỷ USD, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch rau quả xuất khẩu năm nay dự kiến đạt 8 tỷ USD.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam khuyến cáo nông dân và doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng ổn định, tuân thủ nghiêm các quy định của Nghị định thư với Trung Quốc và chú trọng xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với hàng Thái Lan và các đối thủ khác.

Xuất khẩu điều giữ vững ngôi 'vương'

Xuất khẩu điều giữ vững ngôi 'vương'

Tổng cục Hải quan ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730.000 tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 20,2% về trị giá so với năm trước. Giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng hơn 6.000 USD/tấn trong năm 2024, tăng so với năm 2023.

Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang 3 khu vực thị trường là châu Á, châu Mỹ, châu Âu đều tăng trưởng tốt, trong đó, tăng mạnh nhất là khu vực châu Mỹ với mức tăng 25,7% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu hạt điều có xu hướng tăng tới các thị trường truyền thống và tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong đó, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ đạt 179,48 nghìn tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc đạt 117,42 nghìn tấn tăng so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng khai thác tốt thị trường EU, xuất khẩu sang nhiều thị trường thành viên Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha… đều tăng trưởng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, những năm qua, ngành điều Việt Nam đã giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời khẳng định được uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt trên các kệ hàng của trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm.

Năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết năm 2024 là một năm thành công đối với ngành cà phê Việt Nam khi trị giá xuất khẩu vượt mốc 5 tỷ USD nhờ giá tăng mạnh. Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam quý IV/2024 ước đạt 208,4 nghìn tấn, trị giá 1,16 tỷ USD, giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung cả năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,32 triệu tấn, trị giá 5,48 tỷ USD, giảm 18,8% về lượng, nhưng tăng 29,1% về trị giá so với năm 2023.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khi nguồn cung tăng và nhu cầu tiêu dùng của các nước trên thế giới gia tăng.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự kiến tăng 1,8 triệu bao trong năm 2025, lên 24,4 triệu bao nhờ nguồn cung cải thiện. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2025 dự kiến đạt mức 168,1 triệu bao. Phần lớn mức tăng chủ yếu từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2025, chuyên gia trong ngành cà phê cho rằng, cơ hội cho cà phê Việt Nam vẫn còn rất lớn khi quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil sẽ giảm sản lượng. Với giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh cùng với lợi thế về nguồn cung, cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội thay đổi vị thế trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục

Xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục

Ngành điện tử đã có một năm bội thu khi mang về kim ngạch xuất khẩu 126,5 tỷ USD, đóng góp hơn 1/3 vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2024.

Trong đó, ngành hàng máy tính, điện tử và linh kiện đạt 72,56 tỷ USD, tăng 26,6%; còn điện thoại và linh kiện đạt 53,9 tỷ USD, tăng 2,9% so với năm 2023.

So với mức thực hiện yếu của năm 2023 (gần 110 tỷ USD), xuất khẩu điện tử khởi sắc trở lại, đồng nghĩa đã tăng thêm gần 17 tỷ USD trong năm qua, ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về nhu cầu tiêu dùng và khả năng tiếp nhận đơn hàng, chứng minh năng lực sản xuất của các nhà cung ứng trong nước.

Sự bứt phá trong xuất khẩu điện tử, sản phẩm công nghệ của Việt Nam phần lớn nhờ vào các tập đoàn nước ngoài. Hiện, Việt Nam là điểm đến đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple…

Những nhà máy từ vài chục triệu đến hàng tỷ USD sản xuất hàng công nghệ điện tử của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia khác đã đóng vai trò then chốt, giúp Việt Nam duy trì kim ngạch xuất khẩu công nghệ vượt ngưỡng 100 tỷ USD/năm trong những năm gần đây.

Các thị trường xuất khẩu chính của ngành điện tử là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc. Riêng năm qua, xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử, điện thoại sang châu Âu - châu Mỹ đạt 56,9 tỷ USD, chiếm gần 45% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sản lượng ô tô trong nước năm 2024 tăng trưởng mạnh 27%

Sản lượng ô tô trong nước năm 2024 tăng trưởng mạnh 27%

Báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng cuối năm 2024, sản lượng ô tô sản xuất trong nước tại Việt Nam ước tính đạt 47.000 xe. Con số này giảm đáng kể so lượng xe được xuất xưởng tại các nhà máy nội địa vào tháng 11/2024.

Khi tháng 12 vừa qua là thời điểm chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hết hiệu lực. Do đó, các hãng xe đã chủ động giảm sản lượng nhằm tránh tình trạng dư thừa dẫn tới tồn kho khi bước sang 2025.

Tính chung cả năm, sản lượng ô tô trong nước ước đạt 388.500 chiếc, tăng trưởng 27% so với năm 2023. Trong đó, có khoảng 134.500 xe trong số này được sản xuất trong 3 tháng giảm phí trước bạ (từ tháng 9 đến hết tháng 11), chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng ô tô nội địa của cả năm.

Sản lượng lẫn doanh số của các dòng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi các hãng ngày càng đẩy mạnh kế hoạch mở nhà máy tại Việt Nam. Trong đó có các thương hiệu Trung Quốc mới vào nước ta như Omoda và Jaecoo, với các nhà máy xây dựng tại Thái Bình.

Việc có nhà máy sản xuất ô tô trong nước đem lại lợi thế về nguồn cung và điều kiện để được hưởng các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, từ đó giúp thúc đẩy doanh số cho các nhà sản xuất.

Ngành da giày Việt Nam: Tín hiệu khả quan giữa muôn trùng thách thức

Ngành da giày Việt Nam: Tín hiệu khả quan giữa muôn trùng thách thức

Năm 2024, ngành da giày Việt Nam vượt qua hàng loạt khó khăn như áp lực giảm giá, yêu cầu chất lượng cao, tiêu chí bền vững và chi phí đầu vào tăng, đạt kim ngạch xuất khẩu 27,04 tỷ USD, tăng 11,45% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 23,24 tỷ USD, tăng 13,16%, còn vali, túi, cặp đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,7%.

Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, lợi thế về lao động, nguyên liệu phong phú và các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng các hiệp định này, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lớn tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, đồng thời mở rộng sang Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi.

Năm 2025, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD, tăng 10%. Tuy nhiên, thách thức "xanh hóa" sản xuất đang hiện hữu khi EU và Mỹ siết chặt quy định về phát triển bền vững. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn này đòi hỏi sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ và nỗ lực cải tiến công nghệ, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm: Đích đến bền vững trên trường quốc tế

Ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm: Đích đến bền vững trên trường quốc tế

Bất chấp những thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích đáng khích lệ với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 cán mốc 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết quả này phản ánh rõ nét sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ hiệu quả từ chính sách Nhà nước.

Thành công này không chỉ củng cố vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn chứng minh hướng đi đúng đắn trong phát triển bền vững và gia tăng giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng công nghệ hiện đại, từ nuôi trồng đến chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường toàn cầu.

Hướng tới năm 2025, ngành thủy sản tiếp tục đối mặt với những thách thức như thẻ vàng IUU, biến đổi khí hậu và các rào cản thương mại. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD là khả thi nếu các doanh nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường và cải thiện uy tín sản phẩm.

Để giữ vững đà tăng trưởng, ngành thủy sản cần chuyển hóa chiến lược thành hành động cụ thể, ứng dụng công nghệ tiên tiến giảm tác động môi trường, phát triển sản phẩm hữu cơ và số hóa hoạt động kinh doanh. Những bước đi quyết liệt này sẽ giúp thủy sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam

Việc Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 12/2024 đã mở ra một cột mốc quan trọng trong hợp tác thương mại toàn cầu. Với sự tham gia của Anh, CPTPP hiện quy tụ 12 quốc gia, chiếm 15% GDP toàn cầu, tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.

Anh cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, vượt mức ưu đãi dành cho các thành viên khác. Đặc biệt, các mặt hàng chủ lực như gạo, thủy sản và dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn nhờ các ưu đãi thuế quan vượt trội. Đáng chú ý, hạn ngạch gạo xuất khẩu sang Anh sẽ tăng dần lên 17.500 tấn/năm vào năm 2030 với mức thuế suất 0%, trong khi thủy sản chủ lực như tôm và cá ngừ được xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Cùng với đó, Anh cam kết công nhận hoạt động tại Việt Nam theo tiêu chuẩn kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt trong các cuộc điều tra thương mại. Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước CPTPP đã tăng trưởng mạnh, cho thấy hiệu quả tích cực của hiệp định này.

Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào công nghệ, xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự kiện Anh gia nhập CPTPP không chỉ mở ra cánh cửa mới cho thương mại mà còn tạo động lực để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê tăng mạnh, thu về 5,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê tăng mạnh, thu về 5,4 tỷ USD

Số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn với kim ngạch thu về kỷ lục 5,2 tỷ USD, giảm 16,5% về lượng nhưng tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 11 cũng ở mức thấp nhất trong cùng kỳ hơn 15 năm qua.

Về thị trường xuất khẩu, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2024, chiếm 38,4% tổng kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch đạt trên 1,89 tỷ USD, (tương đương gần 478 nghìn tấn), giảm về lượng nhưng tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài EU, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường hàng đầu khác như Nhật Bản, Mỹ, Nga đều tăng về kim ngạch giảm về lượng.

Cà phê Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tại các thị trường truyền thống như châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm gần đây, các thị trường gần như Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang nổi lên, mở ra những cơ hội mới cho ngành cà phê Việt Nam.

EU cấm BPA trong bao bì thực phẩm: Thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

EU cấm BPA trong bao bì thực phẩm: Thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Cuối tháng 12/2024, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA) trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Quyết định này, dựa trên khuyến nghị của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) vào năm 2023, đặt ra áp lực đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành sản xuất bao bì thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.

EFSA cảnh báo, BPA – một hóa chất thường thấy trong bao bì – có thể gây hại sức khỏe qua đường ăn uống, dẫn đến việc giảm mức dung nạp hàng ngày xuống thấp hơn 20.000 lần so với giới hạn năm 2015. Lệnh cấm bao gồm giai đoạn chuyển đổi 18 tháng để doanh nghiệp thích nghi, trừ các trường hợp không thể thay thế.

Ủy viên Y tế EU đánh giá rằng, việc bảo vệ công dân và duy trì tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao là ưu tiên hàng đầu của EU.

Vì các yếu tố kể trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng kiểm tra nguyên liệu, cập nhật quy trình sản xuất, tìm giải pháp thay thế BPA, đảm bảo chứng nhận chất lượng và hợp tác chặt chẽ với đối tác EU. Việc tuân thủ quy định mới không chỉ giúp bảo vệ uy tín sản phẩm mà còn mở ra cơ hội lớn tại thị trường EU.

    Trước         Sau    
Phiên bản di động