Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 26/04/2025 18:20
Tin nóng:
Đà Nẵng: Xây dựng quầy hàng sinh thái tại chợ truyền thống gặp khó Mở rộng cơ hội giao thương qua thương mại điện tử tại chợ truyền thống |
Những năm gần đây, thị trường bán lẻ có sự gia tăng không ngừng với sự phát triển rầm rộ hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị hay các sàn thương mại điện tử.
Hiện nay chợ hiện đại ngoài những cái tên lớn như: GO!, Co.opmart, Lotte Mart, WinMart, MM Mega Market… thời gian gần đây, nhiều cửa hàng tiện ích như Bách hóa xanh xuất hiện trên thị trường, dần chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng.
Một điểm chung dễ nhận thấy ở những chợ hiện đại này là quy hoạch khoa học, vệ sinh đảm bảo, trang thiết bị hiện đại và tiện ích đầy đủ… Ngoài ra, chợ hiện đại còn được quản lý chuyên nghiệp, kiểm soát chất lượng hàng hóa hay giá cả niêm yết rõ ràng…
![]() |
Chợ truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của nhiều cộng đồng. Ảnh: Thanh Tuấn |
“Tôi hay đi làm về muộn, không có thời gian đi chợ truyền thống. Siêu thị gần nhà nên mình ghé mua đồ ăn cho cả tuần luôn, rất tiện. Ngoài ra, tôi kỹ tính, mua đồ ăn phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong siêu thị có kiểm định rõ ràng nên yên tâm hơn”, chị Thanh Trà (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ.
Trong khi đó, nhiều người cho rằng, chợ truyền thống vẫn có một số ưu điểm mà chưa thể lỗi thời. Có thể kể tới về đa dạng hàng hóa: Chợ truyền thống thường cung cấp một loạt các sản phẩm, từ thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, cá) đến quần áo, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ và nhiều loại hàng hóa khác.
Ngoài ra, giá cả ở chợ truyền thống cũng cạnh tranh. Do có nhiều người bán, người mua thường có thể tìm được giá tốt hơn so với các cửa hàng cố định hoặc siêu thị. Khả năng mặc cả cũng là một yếu tố giúp người mua tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, chợ truyền thống có thể nói là nơi không gian giao lưu văn hóa. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là không gian giao lưu văn hóa, nơi mọi người gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ thông tin.
Đồng thời, nhiều người còn cho rằng, mua sắm ở chợ truyền thống mang lại trải nghiệm độc đáo, sống động và gần gũi hơn so với mua sắm ở các siêu thị hiện đại.
Chia sẻ về chợ truyền thống, chị Nguyễn Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Tôi thích đi chợ truyền thống hơn đi siêu thị vì ở chợ mình được lựa chọn thoải mái, rau củ quả tươi ngon mà giá cả lại phải chăng hơn. Đi chợ không chỉ để mua đồ mà còn là dịp để gặp gỡ bạn bè, hàng xóm, trò chuyện”.
Theo chị Nguyễn Hương, gần đây chợ truyền thống giờ cũng văn minh hơn. Nhiều chợ đã được nâng cấp, sạch sẽ hơn, hàng hóa cũng được kiểm soát chất lượng hơn.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù chợ truyền thống có thể thu hẹp theo mức độ phát triển đô thị và thương mại điện tử, song tại Việt Nam chợ truyền thống vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân. Chưa kể hiện nay, chợ truyền thống vẫn bảo đảm cung ứng 80% hàng hóa tươi sống cho người dân, giải quyết đầu ra cho sản xuất.
Bên cạnh đó, chợ truyền thống đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại và thương mại điện tử. Để tồn tại và phát triển, chợ cần phải đổi mới về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, áp dụng công nghệ thông tin và xây dựng thương hiệu.
Bức tranh tương lai của các chợ truyền thống là kết hợp cả 2 phương thức offline và online, offline là để tiếp thị khách hàng, còn online là để duy trì quan hệ và tiếp tục phát triển khách hàng. Tiểu thương phải sử dụng các công cụ mới, các mô hình kinh doanh mới. |