Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 22/12/2024 14:09
Tin nóng:
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng trưởng ổn định Tháng 6/2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn giảm tháng thứ 4 liên tiếp |
Giá sắn xuất khẩu sang các thị trường chính tăng mạnh
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 5 đạt 118.438 tấn với trị giá hơn 51 triệu USD, giảm 35,4% về lượng và giảm 35,8% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 562 triệu USD với sản lượng hơn 1,2 triệu tấn, giảm 8,4% về sản lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong 5 tháng đầu năm là giá xuất khẩu sang các thị trường chính đều ghi nhận xu hướng tăng mạnh. Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắn lớn nhất của Việt Nam.
Kể từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã thu mua hơn 1,13 triệu tấn sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam, kim ngạch đạt hơn 509 triệu USD, giảm 7% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt 447 USD/tấn, tăng mạnh 17%.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng 6,4% về trị giá |
Trung Quốc tăng mua tinh bột sắn, sắn lát chủ yếu phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Việt Nam cũng đang là nước cung cấp sắn và sản phẩm từ sắn hàng đầu cho Trung Quốc.
Việc hai nước Việt Nam – Trung Quốc có đường biên giới dài đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cả đường bộ lẫn đường biển giữa quốc gia đều thuận lợi và nhanh chóng.
Đứng thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu sắn Việt Nam là Hàn Quốc với 27.296 tấn trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch đạt hơn 8,3 triệu USD, giảm mạnh 58% về lượng và giảm 65% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cũng ghi nhận giảm 17%, đạt 304 USD/tấn.
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đứng thứ 3 về sản lượng sắn xuất khẩu với 24.820 tấn, kim ngạch đạt hơn 13,7 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 18% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt 553 USD/tấn, tăng 13%.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022. Sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022. Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong hoàn cảnh, giá nhiều loại lương thực ở châu Âu đang tăng cao, đặc biệt là lúa mì, các doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để mở cửa thị trường cho sản phẩm sắn tại EU.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đứng thứ hai sau lúa gạo. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tinh bột sắn ngoài hạn ngạch là 166 EUR/tấn; sắn củ tươi, sắn đông lạnh cắt lát hoặc không ngoài hạn ngạch tính thuế là 9,5 EUR/kg.
Gía tinh bột sắn giảm mạnh
Thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, hiện nhiều nhà máy sắn tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên bắt đầu nghỉ chuẩn bị bảo dưỡng máy móc thiết bị, do lượng sắn củ tươi cuối vụ gần như đã hết. Lượng hàng tồn kho với giá thành công xưởng trước đó ở mức cao, nên giá chào bán FOB chưa giảm.
Lượng sắn lát trữ kho của doanh nghiệp vụ 2023-2024 rất thấp, ước tính chỉ bằng 60% sản lượng trữ kho của vụ 2022-2023. Nguyên nhân có thể do giá đầu vào cao, nhu cầu tiêu thụ chưa khởi sắc, giá đầu ra giữ ở mức thấp, gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi trữ hàng vào kho.
Trong khi đó, Thái Lan tăng lượng xuất khẩu với giá bán thực tế thấp, dẫn tới lượng hàng tinh bột sắn dồn về kho cảng chính của Trung Quốc khá nhiều. Nhưng nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn cho đầu vào sản xuất của một số ngành hàng tại Trung Quốc giảm, dẫn đến lượng tinh bột sắn Việt Nam giao dịch qua đường biển và đường bộ sang Trung Quốc rất trầm lắng.
Hiện các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá từ 520-530 USD/tấn (FOB) cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 4/2024. Giá tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn dao động ở mức 3.900-4.080 CNY/tấn, giảm 20 CNY/tấn so với cuối tháng 4/2024.
Theo một số thương nhân, do có nhiều chủ hàng Trung Quốc bị bắt nên giao dịch mua bán tinh bột sắn bằng đường bộ từ Việt Nam sang Trung Quốc vừa qua giảm mạnh. Các Hợp tác xã gần cửa khẩu phía Trung Quốc cũng thận trọng nghe ngóng tình hình rồi mới giao dịch nhập hàng.
Trong khi đó, theo tin từ các đơn vị xuất khẩu sắn lát, giao dịch sắn lát tiếp tục trầm lắng. Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này vẫn kỳ vọng giá sẽ nhích lên trong thời gian tới, đảm bảo không bị lỗ.