Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 26/11/2024 11:37
Tin nóng:
Đây là minh chứng về sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế, mở ra triển vọng lớn đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2024. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng đưa cảnh báo về rủi ro lạm phát cũng có thể xuất hiện trở lại.
Xuất khẩu tạo đà cho kinh tế phục hồi
Xuất khẩu khởi sắc tạo đà cho kinh tế phục hồi, phát triển vững chắc; đây cũng là chỉ số quan trọng phản ánh vai trò và vị thế của kinh tế Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Điều này cũng phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc củng cố và thúc đẩy động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
Tăng trưởng GDP quý I-2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước |
Xuất khẩu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong tháng trong bối cảnh nhu cầu thế giới vẫn chưa phục hồi khi triển vọng hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không quá tích cực, bên cạnh đó phí vận chuyển container đã tăng mạnh trong những tháng gần đây tạo áp lực lên các nhà xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 ước đạt 30,94 tỷ USD giảm 8,1% so với tháng trước và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chủ lực có mức tăng trưởng rất cao đóng góp vào lượng hàng hoá xuất khẩu bao gồm: Dầu thô (tăng 165,8% so với cùng kỳ) và xơ, sợi dệt các loại (tăng 81,2% so với cùng kỳ).
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam với mức kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 34,1 tỷ USD (tăng 19,1% so với cùng kỳ), xuất khẩu sang EU ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng 15% so với cùng kỳ); xuất khẩu sang Nhật Bản 7,7 tỷ USD (tăng 4,6% so với cùng kỳ).
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 4/2024 ước đạt 30,26 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 115,24 tỷ USD; tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD. Tính đến tháng 4/2024, có 2 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 5 tỷ USD (chiếm 39,4% tổng kim ngạch) là điện tử, máy tính linh kiện (tăng 23,1% so với cùng kỳ), máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng 12,8% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, vẫn có nhưng thách thức đối với tăng trưởng xuất khẩu. Cụ thể, gián đoạn kéo dài và chi phí vận tải tăng đột biến bởi các xung đột địa chính trị leo thang; gia tăng cạnh tranh từ các nước xuất khẩu đổi thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,...
Bên cạnh đó, sự hồi phục kinh tế của các nước đối tác của Việt Nam diễn ra chậm hơn so với dự kiến ban đầu do FED duy trì mức lãi suất cao lâu hơn kỳ vọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nên chịu tác động lớn từ diễn biến quốc tế, kéo theo những khó khăn cho những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, gỗ, điện tử.
Hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì ngưỡng tích cực
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 0,8% so với tháng trước (tăng 6,3% so với cùng kỳ), do nhu cầu về lượng đặt hàng mới gia tăng. Các ngành trọng điểm ghi nhận hoạt động sản xuất tăng trưởng mạnh trong tháng bao gồm: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic ( tăng 30% so với cùng kỳ), sản xuất thiết bị điện (tăng 24% so với cùng kỳ), sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 16% so với cùng kỳ).
Tính chung 4 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số PMI tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, đạt 50,3 điểm so với 49,9 điểm của tháng 3. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng trở lại với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2022, trong đó số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng cho thấy mức tăng nhẹ.
Điều này nhờ nhu cầu thị trường cải thiện cùng với giá bán hàng giảm do cạnh tranh về giá và đáp ứng nhu cầu chiết khấu từ khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn của thị trường gần đây đã khiến niềm tin kinh doanh giảm về mức thấp nhưng hy vọng về tình trạng nhu cầu ổn định và tích cực trong những tháng tới đã củng cố cho sự lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong một năm tới.
Đà tăng của lạm phát Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,07% so với tháng 3. Nguyên nhân chính là do nhóm giao thông tăng 1,95%, làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm. Trong đó, giá xăng trong nước tăng 4,78%, giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng, giá vận tải hành khách hàng không tăng 10,42%. Riêng giá xe ô tô mới giảm 0,24%. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản. Dư địa để hỗ trợ cho tỷ giá không còn nhiều Trong tháng 4, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để cân bằng lại tỷ giá bao gồm: đấu thầu vàng miếng nhằm thu hẹp chênh lệch giá bán trong nước và thế giới, đẩy lãi suất liên ngân hàng nhằm hạn chế các hoạt động carrytrade (giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ), đồng thời bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm. Việc này đã phần nào giải tỏa tâm lý thị trường cũng như nhu cầu USD giảm nhẹ theo mùa vụ đã giúp tỷ giá ổn định trong tuần cuối của tháng 4. Tính đến cuối tháng 4, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng ở mức 25,415 VND/USD giảm nhẹ 0,1% kể từ đỉnh ngày 23/4, tăng 4,4% kể từ đầu năm. Tỷ giá tự do ở mức 25,735 VND/USD, tỷ giá trung tâm ở 24,261 VND/USD, lần lượt tăng 4,4% và 1,6% so với đầu năm. |