Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 22/11/2024 00:22
Tin nóng:
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024 |
4 tháng đầu năm xuất khẩu điều thu về hơn 1 tỷ USD
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 4 năm 2024 đạt 57.016 tấn, tương đương 358,6 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 13,7% về kim ngạch so với tháng trước đó. Đây cũng là mức sản lượng xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm tới nay.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 217,5 tấn hạt điều, thu về hơn 1,16 tỷ USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu hạt điều bình quân đạt 5.362 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 57.148 nghìn tấn, trị giá hơn 304,1 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng tháng 4, Việt Nam xuất khẩu sang xứ cờ hoa 18.021 tấn hạt điều, tương đương 96,2 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 18,3% về kim ngạch so với tháng 4/2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.321 USD/tấn, giảm 8.8% so với cùng kỳ.
4 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 217,5 tấn hạt điều, thu về hơn 1,16 tỷ USD |
Xếp ngay sau Hoa Kỳ là thị trường Trung Quốc. Kể từ đầu năm, quốc gia này đang là người mua rất tích cực.
Cụ thể, trong tháng 4, Việt Nam xuất sang thị trường này 13.716 tấn hạt điều, trị giá 70,5 triệu USD, tăng 88,5% về lượng và tăng 42,7% về kim ngạch so với tháng 4/2023.
Tính chung 4 tháng, nước tỷ dân nhập khẩu 37.195 tấn hạt điều từ nước ta, tương đương 201,4 triệu USD, tăng mạnh 97,7% về lượng và tăng 62,4% về giá trị. Giá xuất khẩu đạt 5.414 USD/tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ.
Trong số 10 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thị trường Trung Quốc chỉ đứng sau thị trường Nga. Nó vượt xa tốc độ tăng trưởng của các thị trường khác như Mỹ, UAE, Đức, Anh, Canada…
Hơn 90% hạt điều của Trung Quốc được nhập khẩu từ Việt Nam. Thị trường Trung Quốc ưa chuộng hạt điều Việt Nam nhờ nguồn cung ổn định quanh năm và chất lượng sản phẩm tốt. Ngoài ra, khu vực châu Á không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Biển Đỏ, đây là điều kiện tốt cho xuất khẩu hạt điều của nước ta.
Theo thống kê, hạt điều nhân của Việt Nam đã có mặt ở 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2006, với kim ngạch đạt 520 triệu USD, Việt Nam chính thức là quốc gia xuất khẩu điều số 1 thế giới.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích trồng điều của cả nước năm 2007 là 440.000 ha, đến năm 2023 còn 314.000 ha, giảm 8.300 ha so với năm 2022. Sản lượng thu hoạch năm 2023 đạt hơn 345.000 tấn hạt điều.
Việc diện tích bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng ngành điều phải nhập khẩu nhiều hơn và nhập siêu xảy ra. Năm 2021, ngành điều lần đầu tiên ghi nhận nhập siêu kỷ lục sau hơn 3 thập kỷ duy trì xuất siêu.
Kim ngạch nhập khẩu hạt điều tươi gần bằng xuất khẩu
Theo Báo cáo xuất nhập khẩu vừa được Bộ Công Thương cập nhật dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,77 triệu tấn hạt điều, kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,19 tỷ USD. So với năm 2022, nhập khẩu hạt điều tăng 46,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá.
Năm 2023, hạt điều tươi chưa bóc vỏ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu hạt điều của Việt Nam. Hạt điều tươi chưa bóc vỏ chiếm 96% tổng lượng nhập khẩu, còn lại là hạt điều tươi đã bóc vỏ chiếm 4%.
5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania. Trong đó, hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 54,7% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều trong năm 2023.
Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2023 đạt 644 nghìn tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với năm 2022. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu hạt điều tươi gần bằng xuất khẩu.
Vài năm trở lại đây, ngành điều nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Campuchia. Nguyên liệu nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích trồng điều của cả nước năm 2007 là 440.000 ha, đến năm 2023 còn 314.000 ha, giảm 8.300 ha so với năm 2022. Sản lượng thu hoạch năm 2023 đạt hơn 345.000 tấn hạt điều.
Việc diện tích bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng ngành điều phải nhập khẩu nhiều hơn và nhập siêu xảy ra. Năm 2021, ngành điều lần đầu tiên ghi nhận nhập siêu kỷ lục sau hơn 3 thập kỷ duy trì xuất siêu.