Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 21/11/2024 18:18
Tin nóng:
Xuất khẩu thủy sản tiếp đà phục hồi mạnh mẽ trong 8 tháng năm 2024 Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 46,28 tỷ USD trong 9 tháng Thủy sản Việt Nam trước cơ hội và thách thức tại thị trường Trung Quốc |
Đây là một sự kiện quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và vị thế của các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU – một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và khó tính nhất thế giới.
Theo thông tin từ Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đoàn thanh tra của EU sẽ tập trung vào việc đánh giá hoạt động của chương trình kiểm soát dư lượng đối với các sản phẩm thủy sản được phép xuất khẩu sang EU. Cụ thể, đoàn sẽ thẩm tra độ tin cậy về đảm bảo thủy sản nuôi không chứa dư lượng thuốc, hóa chất vượt quá mức cho phép.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cục Thủy sản |
Theo Cục Thủy sản, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chiếm 52% sản lượng và 90% thương mại cá tra của thế giới; xuất khẩu tôm đứng thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Cục Thủy sản cho rằng, để duy trì vị thế của Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước, công tác chuẩn bị tiếp các đoàn thanh tra nhằm chứng minh tính tương đương trong hệ thống quản lý của cơ quan thẩm quyền và năng lực thực thi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến cần được chú trọng.
Thị trường Hoa Kỳ và EU luôn được xem là những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và khó tính nhất thế giới. Với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và tính bền vững, việc xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường này luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả của đợt thanh tra sắp tới từ phía EU sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản nói chung.
Theo bà Nguyễn Thị Băng Tâm, chuyên viên của Cục Thủy sản, Hoa Kỳ và EU đóng vai trò như những "đầu kéo" cho ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì tại hai thị trường này, nó sẽ gây ra hiệu ứng "domino", ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng thủy sản.
Phòng An toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng chia sẻ quan điểm tương tự. EU là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản chủ lực của Việt Nam. Một kết quả thanh tra tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên quan trực tiếp mà còn tác động đến toàn bộ ngành thủy sản.
EU có phương pháp tiếp cận theo hướng kiểm tra và công nhận hệ thống. Điều này có nghĩa là kết quả thanh tra không chỉ đánh giá từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mà còn đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam. Nếu kết quả không đạt yêu cầu, không chỉ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà uy tín của cả ngành thủy sản Việt Nam cũng bị giảm sút.
Hơn nữa, kết quả thanh tra tiêu cực có thể dẫn đến việc các thị trường khác cũng tăng cường kiểm soát đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xuất khẩu và làm giảm kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Khắc phục cảnh báo của EU: Nhiệm vụ cấp bách của ngành thủy sản
Các cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về chất lượng thủy sản Việt Nam đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành. Việc khắc phục những hạn chế này không chỉ là một yêu cầu bắt buộc để duy trì thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, doanh nghiệp cần có các biện pháp giám sát, hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn.
Người dân, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi trồng thủy sản, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc thú y, hóa chất đúng quy định là điều cần thiết. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Cần có những chính sách, chương trình đào tạo, hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
“Mặc dù doanh nghiệp có đội đi mua hàng, lấy mẫu test nguyên liệu trước khi mua nhưng việc lấy mẫu test chắc chắn không bao giờ kiểm soát được an toàn thực phẩm. Muốn kiểm soát được an toàn thực phẩm thì phải kiểm soát cả quá trình. Doanh nghiệp phải theo sát người nuôi nguyên liệu (hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp nuôi…) cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhận định.
Ông Tiệp cũng lưu ý tất cả doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp có lô hàng cảnh báo) phải có hồ sơ kiểm soát môi trường, hồ sơ kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh tại doanh nghiệp, hồ sơ khắc phục cảnh báo. Các hồ sơ này phải khớp với hồ sơ tại cơ quan địa phương, cơ quan trung ương (hồ sơ điều tra phát hiện, hồ sơ điều tra xác định nguyên nhân, hồ sơ khắc phục).
Đối với các doanh nghiệp đã có lô hàng cảnh báo, nếu không có đủ hồ sơ sẽ không được xuất khẩu trở lại hoặc bị áp dụng biện pháp tăng cường. Dù có những quy định mới gây khó khăn nhưng đã xuất khẩu sang thị trường nào thì phải đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường đó.
Theo Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn (RASFF) của Cơ quan thực thi các chính sách của EU về an toàn sức khỏe và thực phẩm (DG-SANTE), các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng hóa chất, kháng sinh đang tăng nhanh ở mức nghiêm trọng. Tỷ lệ mẫu vi phạm trong chương trình giám sát dư lượng vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm, không được phép sử dụng vẫn được phát hiện sử dụng trên thủy sản. |