Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 26/11/2024 11:34
Tin nóng:
Giá bạch kim đảo chiều tăng mạnh, giá lúa mì giảm nhẹ Xuất khẩu yếu tại Mỹ gây sức ép tới giá lúa mì Giá ngô có thể tiếp tục xu hướng giảm, vì sao? |
Giá ngô đang liên tiếp phá vỡ các hỗ trợ quan trọng và cấu trúc giảm được củng cố trong vài tuần vừa qua. Hiện tại, ngô đã quay trở lại vùng thấp nhất trong hơn 3 năm qua và vẫn đang cách khá xa so với vùng kĩ thuật gần nhất là 400. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu gia tăng, nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm, chúng tôi cho rằng giá có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà giảm trong trung hạn.
Xét về góc độ cơ bản, sản lượng và xuất khẩu là những yếu tố đại diện cho nguồn cung và thường ghi nhận các biến động tiềm ẩn hàng năm. Bởi khác với nhu cầu, những yếu tố trên sẽ phụ thuộc vào tác động khó đánh giá và bất thường của tình hình thời tiết. Trong niên vụ 23/24, nếu chúng tôi giả định triển vọng nhu cầu thế giới vẫn sẽ tăng trưởng 2,78%, tốc độ trung bình 10 năm thì tiêu thụ dự kiến sẽ đạt mức 1,19 tỷ tấn.
Với dự báo sản lượng ngô toàn cầu sẽ đạt mức kỉ lục nhờ mức tăng từ Trung Quốc thì tồn kho cuối niên vụ 23/24 chúng tôi dự báo sẽ hồi phục trở lại. Bên cạnh nguồn cung, việc quốc gia tiêu thụ hàng đầu này gia tăng sản lượng nội địa cũng là tín hiệu cho thấy thương mại có thể sẽ sụt giảm. Ngành chăn nuôi Trung Quốc khó có thể ghi nhận sự khác biệt như ảnh hưởng từ các sự kiện “Thiên nga đen” như vài năm qua sẽ hạn chế nhu cầu nhập khẩu. Lý do mà USDA vẫn giữ nguyên dự báo xuất khẩu của Mỹ trong báo cáo vừa rồi theo chúng tôi đến từ việc xuất khẩu thường cạnh tranh hơn so trong 3 tháng đầu năm khi Nam Mỹ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch. Tính đến hiện tại, bán hàng ngô của Mỹ cho niên vụ 23/24 vẫn đang vượt xa so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, trong trung hạn, sau khi nguồn cung Nam Mỹ được đẩy mạnh, đặc biệt là từ vụ mùa kỷ lục của Argentina thì ngô Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Đây là lí do mà chúng tôi sẽ ưu tiên vị thế bán đối với mặt hàng ngô trong thời gian tới.
Cấu trúc giảm giá của ngô vẫn đang duy trì và chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục chịu sức ép dưới triển vọng cung cầu hiện tại. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế bán nếu như giá hồi về vùng 450, SL ở vùng 460 và kỳ vọng giá hướng xuống 416 – 430.
Cũng trong xu hướng suy yếu của nhóm nông sản, giá lúa mì cũng ở trong cấu trúc giảm, đặc biệt là nhịp giảm mạnh kể từ cuối tháng 12 tới nay. Tuy nhiên, khác với ngô và đậu tương, thị trường lúa mì lại đang đối mặt với một số rủi ro về nguồn cung, cụ thể là hoạt động xuất khẩu gián đoạn ở những khu vực sản xuất lớn. Bởi so sánh giữa 3 mặt hàng nông sản chính này, cơ cấu lúa mì thưognf có sự phân mảnh hơn mà không tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ. Thay vào đó, các quốc gia sản xuất lại nằm ở những khu vực có ảnh hưởng từ những biến động chính trị toàn cầu.
Sản lượng lúa mì không phải là yếu tố đáng lo ngại mặc dù hiện tượng El Nino quay trở lại vào năm nay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mùa vụ của Ấn Độ do khô hạn hay Pháp do mưa lớn duy trì. Tuy nhiên, mức thiệt hại này có thể được bù đắp nhờ vụ mùa thuận lợi, giá rẻ của Nga và Ukraine, với kịch bản thương mại toàn cầu vẫn duy trì ổn định.
Thời tiết vụ đông của các quốc gia ở Bắc bán cầu cũng khá lạc quan nhờ lượng tuyết che phủ giúp cây trồng tránh khỏi rủi ro từ hiện tượng “winter kill”. Trong thời gian tới, nhiệt độ và lớp tuyết phủ vẫn sẽ là yếu tố cần quan tâm ở những quốc gia như Mỹ, Ukraine. Khi ở giai đoạn ngủ đông, lúa mì thường không bị tổn hại khi nhiệt độ xuống tới 0 ° F (-17° C), nhưng có thể bị thiệt hại khi nhiệt độ giảm xuống và duy trì ở khoảng dễ bị hư hại khi nhiệt độ đạt tới và duy trì dưới -10 ° F (-23° C). Nếu có tuyết phủ, câu lúa mì sẽ có 1 lớp cách nhiệt và giảm thiểu khả năng sụt giảm năng suất.
Yếu tố rủi ro với nguồn cung đến từ việc bất ổn chính trị trên thế giới diễn ra vài năm qua đều có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lúa mì. Nếu như chiến tranh giữa Ukraine và Nga từng đẩy giá lúa mì tăng cao lớn múc đỉnh 10 năm thì hiện tại, xung đột ở Biển Đỏ cũng gây ra lo ngại đối với thương mại lúa mì từ châu Âu sang châu Á. Mặc dù tác động ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng nhưng đây vẫn sẽ là yếu tố mà thị trường cần lưu ý và có thể khiến giá bước vào 1 nhịp hồi phục mới.
Hanghoa247 vẫn duy trì khuyến nghị về vị thế Long từ phiên hôm qua. Với những rủi ro hiện tại tới hoạt động xuất khẩu toàn cầu, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một nhịp hồi hướng lên vùng 612 – 620 của giá lúa mì.
Trong bối cảnh phần lớn các thông tin cơ bản về cung - cầu đang thiên hướng “bearish” đến giá, thị trường đậu tương có khả năng tiếp tục chịu áp lực trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, lực mua kỹ thuật tại vùng hỗ trợ 1200 có thể hạn chế đà giảm của mặt hàng này.
Lực mua kỹ thuật có thể hỗ trợ giá khô đậu duy trì đà hồi phục trong phần còn lại của phiên hôm nay. Trong khi đó, đà tăng của dầu thô có khả năng thúc đẩy giá dầu đậu tiến sát vùng 48 trong ngày hôm nay.