Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 10/09/2024 06:49
Tin nóng:
Xuất khẩu rau quả tiến gần tới mốc 7 tỷ USD Điểm tên 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD |
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 16 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/7, tổng giá trị xuất khẩu đã đạt hơn 207 tỷ USD, tăng 15%, tương đương mức tăng ròng hơn 27 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023..
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt gần 3,2 tỷ USD, tức chỉ còn cách năm ngoái khoảng 1 tỷ USD và cao hơn cả năm 2021 (gần 3,1 tỷ USD).
Những mặt hàng mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam nửa đầu tháng 7 |
Riêng nửa đầu tháng 7, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 32.041 tấn, giá xuất khẩu bình quân tăng tới 75%, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên 158 triệu USD.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2024 sẽ vượt 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử.
Tuy lợi thế về giá song lượng cà phê trong dân năm nay không còn nhiều. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (VITIC) ước tính lượng cà phê tồn kho chỉ còn khoảng 200.000 tấn trong khi hơn 3 tháng nữa Việt Nam mới vào vụ thu hoạch. Phải chờ sang tháng 10-11, khi vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, thì nguồn cung cà phê của Việt Nam mới tăng trở lại.
Bên cạnh cà phê, rau quả cũng là nhóm hàng nông sản mang về hàng tỷ USD giá trị xuất khẩu cho Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này đã bật tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD (tăng 23%) so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm rau quả có đóng góp chính là sầu riêng, chuối và thanh long.
Cũng trong nửa đầu tháng 7, Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt gần 93 tấn, trị giá hơn 154 triệu USD. Trước đó vào tháng 6, mặt hàng này cũng mang về 246 triệu USD, tăng 83% so với tháng liền trước.
Lũy kế gần 7 tháng, nước ta đã xuất khẩu 819.603 tấn cao su với trị giá gần 1,3 tỷ USD. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 3 về cung cao su thiên nhiên, chiếm gần 12% tổng lượng cao su thế giới.
Ngoài ra, tính đến giữa tháng 7 năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 1,5 triệu tấn sắn, giảm nhẹ so với con số 1,59 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, giá trị xuất khẩu đạt gần 684 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Cá tra của Việt Nam cũng là mặt hàng thủy sản được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, hiện chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới có cả những thị trường khắt khe như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Về tình hình xuất khẩu cá tra đã bắt đầu hồi phục và khởi sắc ở 1 số thị trường. Trong đó, có khối thị trường thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tính toán riêng tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 172 triệu USD (tăng 20%). Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu loại cá này đạt 918 triệu USD ( tăng 5%). Trong đó, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ lớn với kim ngạch đạt 258 triệu USD.
Cũng trong nửa đầu tháng 7, Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 290.000 tấn gạo với giá trị 177 triệu USD, tăng lần lượt 15% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu gạo bình quân cũng tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 612 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính đến đầu tháng 7, các địa phương thu hoạch được khoảng 388.000 ha trên 1,46 triệu ha đã xuống giống vụ Hè Thu, năng suất ước đạt 6,2 tấn/ha. Nguồn cung dồi dào sẽ là trợ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, với sản lượng này sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn và có thể thu về hơn 5 tỷ USD.
Hiện Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc vẫn là những thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam.