Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 24/11/2024 16:45
Tin nóng:
Giá liên tục tăng cao, xuất khẩu cà phê đạt 2,9 tỷ USD Giải tỏa áp lực nguồn cung, cà phê hạ nhiệt Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Lâm Đồng tại Quảng Bình |
Chiều 27/10, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian qua, nhằm đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều dự án phi chính phủ nước ngoài, các dự án ODA đã được đàm phán và đưa vào triển khai thực hiện góp phần tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp.
Trong đó có cá dự án, như: Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản; Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Lâm Đồng; dự án Giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia REDD + (RECAF); dự án Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn không gây mất rừng tại tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng…
Đặc biệt, tỉnh chú trọng công tác ngoại giao, tiếp xúc đa phương, song phương được đẩy mạnh thực hiện sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tổ chức các đoàn của tỉnh đi công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham dự hội thảo khoa học,… ở nước ngoài.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã đón tiếp 38 đoàn với 143 lượt khách ngoại giao, khách quốc tế đến chào xã giao, làm việc với lãnh đạo tỉnh. Các nội dung trao đổi luôn ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác trong thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại và quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh đến quốc tế.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp; xác định loại hình công nghệ, mức độ áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng chủng loại cây trồng; đảm bảo hài hòa giữa hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Đồng thời, nhân rộng phát triển mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi; tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ kết nối đưa nông sản vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng, phát triển thương mại điện tử.
Tổng diện tích giao trồng hoa toàn tỉnh Lâm Đồng hết năm 2024 ước đạt 10.579 ha. Ảnh: Lê Sơn |
Mới đây, ngày 23/10, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng Đoàn công tác của tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Lan. Chuyến công tác nhằm thực hiện hoá việc hợp tác song phương giữa tỉnh Lâm Đồng với một số địa phương có nhiều triển vọng tại Hà Lan, trong đó có TP. Westland, Vương quốc Hà Lan.
Qua chuyến công tác, tỉnh Lâm Đồng cũng muốn quảng bá, giới thiệu lợi thế, tiềm năng, môi trường đầu tư, tìm kiếm đối tác, cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh, kết nối giao thương, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn của Hà Lan; khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong công tác quy hoạch, xây dựng, thuỷ lợi và phòng chống ngật lụt; ký kết Ý định thư hợp tác với TP. Westland và các lĩnh vực khác mà 2 bên cùng quan tâm.
Ngoài ra, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng đã đến tham quan, nghiên cứu Trung tâm đấu giá hoa Royal Flora Holland – Aalsmeer, một trong những sàn đấu giá hoa nổi tiếng thế giới ở Hà Lan. Trung tâm có 5 khu vực, trong đó Aalsmeer là nơi có lịch sử lâu đời nhất, được hình thành từ năm 1972 và số giá trị thương mại hoa lớn nhất thế giới, có quy mô 60 ha, cơ chế quản trị kinh doanh theo mô hình hợp tác xã, với 5.000 thành viên.
Trung tâm có cơ sở vật chất hiện đại với khu vực văn phòng các công ty đại diện trên thế giới khoảng 20 ha, khu vực bãi đỗ xe có sức chứa 5.000 xe tải, khu vực vận hành đấu giá hoa 10 ha. Trung tâm là nơi mà những người trồng trọt cung ứng đầu vào trung bình khoảng 4.000 người bán hoa và có khoảng 2.800 - 3.000 khách hàng.
Trung tâm tiếp nhận hoa từ các quốc gia trên thế giới như: Pháp, Bỉ, Ecuado, Brazil, Colombia…trong đó, sản lượng hoa của Hà Lan chiếm tỷ lệ 50%. Hiện nay thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn, do đó việc mua bán hoa thực hiện online. Tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 10 tỷ hoa cắt cành, giá trị 2,6 tỷ Euro và 1 tỷ hoa chậu, giá trị khoảng 2,2 tỷ Euro.
Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng có nhiều cơ hội hợp tác tốt với các doanh nghiệp trồng hoa của Hà Lan, đồng thời, tạo ra triển vọng rất lớn cho sự phát triển bền vững đối với ngành công nghiệp hoa của TP. Đà Lạt, Lâm Đồng trong tương lai.