Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 25/11/2024 02:41
Tin nóng:
Kết thúc tuần giao dịch 11-17/3, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Đáng chú ý, giá ca cao ghi nhận mức tăng “khủng” 25,36%, thiết lập đỉnh lịch sử. Rủi ro nguồn cung tại các nước sản xuất chính là yếu tố then chốt tạo nên sự bứt phá của giá ca cao.
Việc các nhà máy chế biến ca cao tại Bờ Biển Ngà và Ghana đóng cửa đã đẩy mối lo ngại hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn. Tính đến ngày 10/3, luỹ kế xuất khẩu ca cao trong niên vụ 23/24 tại Bờ Biển Ngà thấp hơn khoảng 30% so với cùng kỳ vụ trước.
Theo sau ca cao, giá cao su RSS3 cao nhất trong 13 năm, với mức tăng 14,9%. Chi phí nguyên liệu thô tăng kết hợp với lo ngại nguồn cung tại các nhà sản xuất chính sụt giảm khi vào đông đã hỗ trợ giá bật tăng.
Giá đường 11 tăng thêm 4,59% nhờ lực kéo của giá dầu thô. Giá dầu tăng 2,12% đã kích thích nhu cầu sản xuất ethanol từ mía của các nhà máy tại Brazil. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đường đi xuống đã củng cố mối lo ngại về nguồn cung tại nước này thu hẹp hơn.
Ở chiều ngược lại, giá Arabica suy yếu 1,21% trong khi giá Robusta nhích nhẹ 0,33% so với tham chiếu. Thị trường liên tục đón nhận tín hiệu tích cực về triển nguồn cung đã tạo sức ép lên giá Arabica. Trong báo cáo kết phiên ngày 14/3, lượng Arabica đã qua chứng nhận tăng mạnh 63.926 bao so với tuần trước, kéo tổng số cà phê lưu trữ tại đây lên 488.678 bao.
Với Robusta, những tin đồn về việc nông dân Việt Nam đang hạn chế bán cà phê khiến tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung vẫn hiện diện trên thị trường.
Giá bông giảm 1,41% bởi dữ liệu tồn kho cải thiện kết hợp với sự mạnh lên của đồng USD. Theo báo cáo tồn kho từ Sở ICE-US, tính đến ngày 15/3, lượng bông lưu trữ tại đây được bổ sung 10.571 kiện so với tuần trước, lên mức 31.457 kiện.
Thêm vào đó, đồng USD tăng 0,7% khiến giá bông Mỹ kém thu hút hơn hơn đối với khách hàng nắm giữ loại tiền tệ khác. Chi phí tăng đã thúc đẩy lực bán chiếm ưu thế trên thị trường.