Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 05/11/2024 21:42
Tin nóng:
Chênh lệch tỷ giá tạo áp lực lên giá cà phê Giá cà phê áp lực do căng thẳng gia tăng trên Biển Đỏ Giá cà phê mới nhất ngày 9/2/2024: Thị trường cà phê trong nước duy trì đà tăng, mức tăng 200 đồng/kg |
Cụ thể, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp đà hồi phục khi tăng hơn 800 bao loại 60kg trong phiên hôm qua. Tổng lượng cà phê đã qua chứng nhận tại Sở ở mức 289.552 bao, xa dần khỏi mức thấp nhất trong 24 năm qua. Đồng thời, số lượng cà phê đang chờ phân loại vẫn ở mức cao với 37.359 bao với hơn 26.000 bao đến từ Brazil, quốc gia xuất khẩu Arabica hàng đầu thế giới sẽ tạo ra động lượng lớn để tồn kho tiếp tục hồi phục trong thời gian tới.
Sự bất ổn về tình hình địa chính trị có thể làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường cà phê. |
Tiếp nối những dữ liệu tích cực về nguồn cung cà phê, báo cáo về thị trường cà phê tháng 1 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho thấy tình hình xuất khẩu cà phê trong tháng 12 tiếp tục đón nhận những kết quả tích cực. Theo đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12 đạt 12,2 triệu bao loại 60kg, tăng lần lượt 14,72% so với tháng trước với 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lũy kế xuất khẩu cà phê Arabica toàn cầu niên vụ 23/24 tăng 9,1% so với niên vụ 22/23.
Đồng thời, trong báo cáo này, ICO cũng giữ nguyên dự báo cán cân cung – cầu cà phê niên vụ 2023/24 sẽ thặng dư khoảng 1 triệu bao, thay vì mức thâm hụt gần 5 triệu bao như trong niên vụ vừa qua. Sản lượng gia tăng tại Brazil và một số quốc gia sản xuất lớn khác là nguyên nhân cho dự kiến thặng dư hiện tại. Sự gia tăng tích cực này được kỳ vọng sẽ giúp nguồn cung trên thị trường nới lỏng và góp phần giúp tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US nối dài đà tăng, từ đó gây sức ép khiến giá cà phê tiếp tục suy yếu.
Đối với cà phê Robusta, diễn biến tại Biển Đỏ tiềm ẩn nguy cơ leo thang sau khi Israel từ chối lời đề nghị ngừng bắn từ Hamas. Sự từ chối từ phía Israel đã cho thấy xung đột tại Trung Đông đang có dấu hiệu nóng trở lại và sẽ là lực cản lớn trong nỗ lực hòa giải xung đột,
Sự bất ổn về tình hình địa chính trị có thể làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường khi hoạt động vận chuyển cà phê từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là trong bối cảnh tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU quay về mức thấp lịch sử với 25.200 tấn.