Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 23/12/2024 15:17
Tin nóng:
Bắc Giang: Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng Bắc Giang: Gắn vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chuỗi liên kết chế biến, tiêu thụ |
Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa. Chính vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạc coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, quan tâm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm tiến tới trở thành sản phẩm OCOP.
Nhờ vậy, đến nay huyện Lục Ngạn đã có 58 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh Bắc Giang). Đặc biệt, vùng đất Lục Ngạn còn nổi tiếng ở khắp trong và ngoài nước với những sản phẩm cây ăn quả đặc như sản vải thiều, cam, bưởi và nơi đây được ví như “kinh đô” vải thiều hay “thủ phủ” trái cây ở miền Bắc. Trong đó, phải kể đến sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp quốc gia 5 sao.
Huyện Lục Ngạn tham gia quảng bá sản phẩm OCOP tại nhiều hội chợ. Ảnh: Hoàng Phan |
Ông Lưu Anh Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết, hiện nay, ngành nông nghiệp huyện Lục Ngạn đang phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn quả tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, huyện Lục Ngạn luôn chủ động đổi mới sáng tạo trong công tác truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị cho các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Trong đó, huyện Lục Ngạn đã tổ chức nhiều sự kiện để quảng bá, xúc tiến nông sản của địa phương như: Ngày hội trái cây; Tuần lễ vải thiều; Hội chợ cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng; Tuần Văn hóa - Du lịch, các chương trình xúc tiến du lịch theo mùa quả chín…
“Thông qua các sự kiện này đã góp phần làm lan tỏa sâu rộng hình ảnh, vị thế, thương hiệu, nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn trong những năm qua”, ông Lưu Anh Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn nhấn mạnh.
Du khách đến trải nghiệm tại vùng trồng vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng là cách quảng bá sản phẩm của địa phương tới người tiêu dùng. Ảnh: Thảo Nga |
Cũng theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn Lưu Anh Đức, huyện Lục Ngạn có nhiều sản phẩm đặc trưng được sản xuất từ làng nghề mỳ gạo Chũ truyền thống cùng một số sản phẩm tiềm năng, gắn với nhiều nét văn hóa đặc trưng và nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
Đặc biệt, với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng 8 dân tộc anh em, huyện Lục Ngạn dần trở thành điểm sáng mới trên bản đồ nông sản và du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, trải nghiệm nông nghiệp.
Trong đó phải kể đến Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn thuộc thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn do Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải sở hữu và quản lý với khoảng 10 ha được quy hoạch trồng các loại cây ăn quả như: Bưởi da xanh, bưởi ngọt, đào đường, cam lòng vàng, cam ngọt và một số loại cây trái khác. Đây là tiền đề và lợi thế lớn của huyện Lục Ngạn trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong những năm tiếp theo.
“Trong thời gian tới, huyện Lục Ngạn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh và cung ứng các loại trái cây chất lượng cao, những sản phẩm đặc trưng chế biến từ nông, lâm sản trên địa bàn huyện. Cùng với đó, huyện Lục Ngạn tăng cường kết nối nhà nông với doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngàn nông nghiệp địa phương phát triển”, ông Lưu Anh Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho hay.