Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 21/11/2024 18:04
Tin nóng:
Giá xuất khẩu tăng 50% sau 5 tháng: Cà phê Việt trở lại ''đường đua'' Các đợt thanh lý tạo ra sự biến động về giá cà phê? Lý do nào thị trường cà phê Việt biến động liên tục? |
Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh, thị trường khó giữ ổn định
Giá cà phê hôm nay (28/6) tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 119.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 120.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 120.200 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê ở mức 120.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 120.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay 120.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 120.100 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 120.200 đồng/kg.
Trong khi Robusta giảm thì đồng USD kéo sàn New York tăng nhẹ trở lại. Động lực của thị trường cà phê kỳ hạn hiện đan xen chặt chẽ hơn với các xu hướng tài chính toàn cầu.
Sàn London trầm lắng, lượng giao dịch ít và giá cà phê Robusta tiếp tục giảm nhẹ. Kỳ hạn tháng 7 giảm thêm 53 USD xuống 4.272 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 giảm 12 USD xuống 4.047 USD/tấn, kỳ hạn tháng 11 giảm 8 USD xuống 3.865 USD/tấn.
Bất ngờ khi vụ cà phê Arabica ở Brazil đang thu hoạch rộ nhưng trên sàn New York giá lại tăng. Kỳ hạn tháng 7 tăng 41,8 USD lên 4.997 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 44 USD lên 4.945 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 37,4 USD lên 4.913 USD/tấn.
Tại Brazil, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 55 USD lên 6.304 USD/tấn, trong khi đó kỳ hạn tháng 9 giảm 3,3 USD xuống 6.237 USD/tấn, kỳ hạn tháng 12 tăng 15,4 USD lên 5.946 USD/tấn.
Động lực của thị trường cà phê kỳ hạn hiện đan xen chặt chẽ hơn với các xu hướng tài chính toàn cầu |
Tuy nhiên, đối với cà phê Robusta, thị trường tiếp tục chịu áp lực giảm khi giới đầu tư bớt lo ngại hơn về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi các dữ liệu mới được công bố. Trong nhiều tuần gần đây, giá cà phê Robusta đã neo ở mức cao chủ yếu nhờ lo ngại nguồn cung bị thắt chặt.
Rạng sáng 28/6 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,12%, xuống mốc 105,93.
Đồng USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ vào phiên giao dịch vừa qua, do bị áp lực bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Ở trên sàn, theo thời gian, sự tham gia của các quỹ vào thị trường cà phê kỳ hạn đã tăng lên đáng kể, phản ánh xu hướng lớn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư đa dạng.
Ban đầu, hợp đồng kỳ hạn cà phê chủ yếu là lĩnh vực của các nhà sản xuất, thương nhân, và những nhà rang xay tiêu dùng quy mô lớn thường tìm đến thị trường này để phòng hộ sự biến động của giá cả đối với hàng hóa trong của họ trong thời gian chế biến.
Khi thị trường tài chính phát triển, các nhà đầu tư tổ chức, quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác nhận ra tiềm năng sinh lời đáng kể trên thị trường hàng hóa, bao gồm cả cà phê.
Dòng vốn từ những người tham gia phi truyền thống này đã dẫn đến tính thanh khoản và khối lượng giao dịch lớn hơn trong hợp đồng kỳ hạn cà phê, đồng thời góp phần làm tăng sự biến động khi diễn biến thị trường ngày càng phản ánh hoạt động đầu cơ thay vì chỉ dựa trên các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu. Do đó, động lực của thị trường cà phê kỳ hạn hiện đan xen chặt chẽ hơn với các xu hướng tài chính toàn cầu.
Theo một số doanh nghiệp, giá cà phê Robusta vẫn giảm nhưng mức độ giảm không còn mạnh như trước. Vào tuần sau, thị trường có thể tăng trở lại khi bước vào kỳ hạn tháng 9; giá cà phê kỳ hạn này đang về sát mốc 4.000 USD/tấn là mức rất tốt để các nhà rang xay châu Âu đẩy mạnh mua vào. Hiện tại, nhu cầu thu mua cà phê để dự trữ của các doanh nghiệp EU là rất lớn vì họ cần chuẩn bị để ứng phó với Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) sẽ có hiệu lực vào đầu năm sau. Quy định này có thể khiến nguồn cung cà phê ở thị trường EU thiếu hụt, là yếu tố giúp giá cà phê có thể duy trì mức cao trong thời gian tới.
Giá cà phê xuất khẩu duy trì đà tăng
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh vào thời điểm này gây bất ngờ khi nguồn cung lớn nhất thế giới là Brazil đang vào vụ thu hoạch.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt gần 900.000 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm từ trước tới nay.
Theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 11,3 triệu bao, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng này chủ yếu nhờ vào nguồn cung cải thiện so với niên vụ trước. Trong đó, cà phê nhân xanh chiếm 92% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu, với hơn 10,4 triệu bao, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khối lượng xuất khẩu tháng 2 lớn nhất trong lịch sử, vượt qua kỷ lục trước đó là 10,3 triệu bao vào năm 2019.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh vào thời điểm này gây bất ngờ khi nguồn cung lớn nhất thế giới là Brazil đang vào vụ thu hoạch |
Lũy kế sau 5 tháng đầu niên vụ 2023 - 2024, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 50,8 triệu bao, tăng 11,7% so với cùng kỳ niên vụ trước. Brazil là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu, với hơn 3,4 triệu bao được bán ra trong tháng 2, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica của Brazil đạt 2,8 triệu bao, tăng 38,4%.
Xuất khẩu cà phê Arabica của Brazil tăng 36,6% trong tháng 2 và tăng 16,7% trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt 15,2 triệu bao. Xuất khẩu cà phê Arabica của Colombia cũng tăng 14,7% trong tháng 2 và tăng 13,1% trong 5 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt gần 5,3 triệu bao. Các lô hàng xuất khẩu cà phê Arabica khác cũng tăng 4,2% trong tháng 2 và tăng 6,6% sau 5 tháng đầu niên vụ lên 7,7 triệu bao, với Peru là động lực chính cho sự tăng trưởng này, khi xuất khẩu tăng 178,6% trong tháng 2 và tăng 65,5% trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt 2,3 triệu bao.
Hiện ở các vùng trồng cà phê lớn của Việt Nam đang chịu hạn hán và sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất của loại cây trồng này. Sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn. Đây là mức thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung cà phê Robusta trên thị trường thế giới.