Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 13/05/2025 15:13
Tin nóng:
Với UKVFTA, ngành dệt may Việt Nam nhận nhiều lợi ích dài hạn Ngành dệt may Việt Nam cần đón đầu chuyển đổi xanh trước khi quá muộn Ngành dệt may tăng tốc về đích 44 tỷ USD trong năm 2024 |
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đã mang về 33,6 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD dù giảm nhẹ 5% so với tháng 10.
Xét về thị trường, Mỹ đang trở thành khách hàng lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 14,6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với hơn 3,9 tỷ USD, tăng 6%. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 với hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023.
![]() |
11 tháng, ngành dệt may Việt Nam mang về 33,6 tỷ USD. Ảnh: kinhtechungkhoan.vn |
Tính đến năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu dệt may sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ với những thị trường xuất khẩu chính vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Đáng chú ý, Nga đang trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn từ Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 712 triệu USD, tăng mạnh 65% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga trong 11 tháng năm 2024.
So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam đang là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nước xuất khẩu dệt may khoảng trên 10% và dự kiến đến cuối năm 2024 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ cán đích gần 44 tỷ USD, vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới.
Với kết quả này, Việt Nam sẽ vượt trên Ấn Độ về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may khi nước này đạt gần 7%. Trung Quốc có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng là 273,4 tỷ USD, chỉ tăng 2%; đối thủ Bangladesh tăng trưởng xuất khẩu giảm và chỉ xuất được 27,7 tỷ USD.
Năm 2025, tín hiệu tăng trưởng thị trường dệt may tốt hơn khi thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và EU phục hồi kinh tế, nhu cầu chi tiêu của người dân cải thiện với triển vọng cho ngành dệt may tốt hơn.