Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 06/05/2025 04:59
Tin nóng:
Xuất khẩu cao su Việt Nam thu về hơn 724 triệu USD Giá cao su tăng cao tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu Giá xuất khẩu cao su quý III tăng 32,7% so với cùng kỳ |
Theo số liệu của Cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 4/2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 31.224 tấn, trị giá 62 triệu USD, giảm 40,6% về lượng và giảm 40,4% về trị giá so với nửa cuối tháng 3/2025, giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4/2025, Việt Nam xuất khẩu 413.965 tấn cao su các loại, trị giá 799,4 triệu USD, giảm 8,9% về lượng, nhưng tăng 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Mức giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt bình quân 1.931 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Giá cao su xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 15/4/2025 đạt bình quân 1.931 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2024. Ảnh minh hoạ |
Giá xuất khẩu cao cũng là yếu tố then chốt giúp tổng trị giá xuất khẩu cao su trong quý I/2025 đạt 737,8 triệu USD mức cao nhất so với các quý I từ trước đến nay, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu quý I/2025 giảm 7,5%, chỉ còn 383.000 tấn, kéo theo sự sụt giảm thị phần cao su của Việt Nam trên thị trường thế giới. Điều này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu cao su của Thái Lan và Indonesia đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong những tháng đầu năm 2025.
Trong quý I/2025, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm 86,8% tổng trị giá xuất khẩu. Xuất khẩu sang khu vực này đạt 341.260 tấn, trị giá 654,36 triệu USD, giảm 5,8% về lượng nhưng tăng 24,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong quý đầu năm 2025 đều thuộc khu vực châu Á, bao gồm: Trung Quốc (chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu), Ấn Độ (4,1%), Malaysia (2,4%), Indonesia (3%) và Hàn Quốc (2,9%). Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh, ngoại trừ Ấn Độ. Còn xét về khối lượng, xuất khẩu cao su tới Malaysia và Indonesia tăng trưởng ấn tượng, gấp 4,9 lần và 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu tới Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc giảm.
Trong quý I/2025, xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su chính khác đều sụt giảm. Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp tiếp tục là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 238.505 tấn, trị giá 466,9 triệu USD, tăng 1% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với quý I/2024.
Tỷ trọng của nhóm sản phẩm này trong tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước đã tăng từ 56,8% lên 63,3%. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính, chiếm tới 99,8% sản lượng, bên cạnh các thị trường khác như Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su sơ chế, tỷ trọng xuất khẩu cao su chế biến sâu rất thấp. VRA khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cao su cần có chiến lược tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Ngược lại, nhiều chủng loại cao su chủ lực khác ghi nhận xu hướng giảm về khối lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước như: Latex giảm 0,3% (đạt 54.321 tấn); SVR 3L giảm 12,5% (đạt 25.910 tấn); SVR 10 giảm mạnh 47,9% (đạt 23.779 tấn); SVR CV60 giảm 21,1%; và RSS 3 giảm 22,3%. Dù khối lượng có sự biến động trái chiều, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại vẫn tăng nhờ giá bán được duy trì ở mức cao. |