Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 28/04/2025 20:07
Tin nóng:
Buôn lậu, gian lận thương mại được kiểm soát
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2024, tình hình buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa và gian lận thương mại... trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xảy ra nhưng không lớn, dưới hình thức nhỏ lẻ, đối tượng vi phạm phần lớn là hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cố định do chủ cơ sở trực tiếp tổ chức kinh doanh bán hàng.
Một số đối tượng vi phạm kinh doanh theo chuyến, vận chuyển hàng hóa theo xe khách hoặc thuê xe chở hàng với số lượng nhỏ, một phần nhỏ hoạt động dưới hình thức tổ chức như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH; chủng loại số lượng, giá trị, hàng hóa vi phạm mang tính chất nhỏ lẻ tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành như thực phẩm, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng...;
Các cơ sở vi phạm phần lớn kinh doanh theo hình thức truyền thống (có cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng), có một số cơ sở kinh doanh hiện nay đang có xu hướng kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và sử dụng công nghệ để quảng cáo, giới thiệu, buôn bán hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử trong đó sử dụng các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada,…; bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok,…
Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm tra 705 vụ. Trong đó, số vụ kiểm tra theo Kế hoạch định kỳ là 550 vụ, số vụ kiểm tra theo Kế hoạch chuyên đề là 22 vụ, số vụ kiểm tra đột xuất là 133 vụ. Số vụ vi phạm, xử lý là 257 vụ.
Tổng số tiền thu phạt là 3.507.617.747 đồng (bằng 117% chỉ tiêu thi đua được giao năm 2024). Trị giá hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu chờ xử lý theo thẩm quyền của quản lý thị trường (ước tính): 66.750.000 đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu huỷ hoặc biện pháp khác là 2.780.897 đồng.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đầu mới giao thông, điểm tập kết hàng hóa. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hàng hoá vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng hoá vi phạm pháp luật về giá, gian lận thuế và các hành vi gian lận thương mại khác. Gắn công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thương mại đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát
Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, theo quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".
![]() |
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc Kiểm tra một cơ sở kinh doanh vàng. (Ảnh: Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc) |
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 như: Tập trung, bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xây dựng kịp thời các Kế hoạch triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp Lễ, Tết.
Chú trọng kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, tập trung một số mặt hàng trọng điểm: Thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm…
Năm 2024, đối với mặt hàng xăng dầu, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã xử phạt hành chính 7 vụ với số tiền 230 triệu đồng. Trong lĩnh vực thương mại điện tử đã kiểm tra và xử lý 22 vụ, số tiền phạt hành chính là 569 triệu, giá trị tang vật vi phạm gần 1 tỷ đồng. |