Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 05/11/2024 21:50
Tin nóng:
Cụ thể, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng thêm 93 USD lên mức 4.270 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 89 USD lên 4.131 USD/tấn, kỳ hạn tháng 11 giảm 83 USD xuống 3.997 USD/tấn.
Cùng xu hướng, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 7 tăng 78,1 USD lên 5.138 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 80,3 USD lên còn 5.127 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 79,2 USD lên 5.076 USD/tấn.
Ngược xu hướng thế giới, giá cà phê Arabica ở Brazil đồng loạt giảm ở tất cả các kỳ hạn. Kỳ hạn tháng 7 giảm 44 USD xuống 6.303 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 giảm 29,7 USD xuống 6.146 USD/tấn, còn kỳ hạn tháng 12 giảm 20,9 USD xuống 6.183 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta vẫn tiếp tục “nóng” khi đã có cú tăng ngoạn mục trở lại sau gần một tháng rơi tự do từ đỉnh cao |
Giá cà phê 2 sàn đồng loạt tăng. Đồng USD yếu giúp Arabica hồi phục. Lo ngại tình trạng khô hạn quá mức ở Việt Nam và Brazil thời gian qua gây thiệt hại cho cây cà phê và hạn chế sản lượng toàn cầu đã đẩy giá tăng vọt.
Rạng sáng 31/5, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,37%.
Đồng USD giảm vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi dữ liệu sửa đổi cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến trong quý đầu tiên.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu cơ gia tăng vị thế mua ròng, với dự báo nguồn cung Robusta từ Việt Nam tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới. Điều này thúc đẩy giá cà phê nội địa Việt Nam đi lên, khi nhu cầu của các nhà rang xay thế giới với Robusta vẫn rất cao.
Đáng chú ý, Liên minh châu Âu đang tiến gần đến việc thực thi các quy định mới nhằm chống lại việc phá rừng (EUDR). Quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh một số loại nông sản, bao gồm cà phê, khi kinh doanh tại thị trường EU không được sản xuất trên đất bị phá rừng. Điều này có thể làm tăng giá cà phê do một số diện tích trồng cà phê trên thế giới liên quan đến việc phá rừng.
Tại Việt Nam, nông dân và các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc hạt cà phê cũng như vị trí địa lý của từng trang trại cà phê để đánh giá nguy cơ phá rừng thông qua các hệ thống giám sát viễn thám (GPS).