Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 25/04/2025 15:33
Tin nóng:
Sáu ‘nên làm’ để không vi phạm luật cạnh tranh trong RCEP Tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng Quản lý cạnh tranh kỹ thuật số, kinh nghiệm từ quốc tế |
Đảm bảo nguồn lực cho cơ quan cạnh tranh
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), mang lại cơ hội lớn về giao thương, đầu tư, hợp tác kinh tế cho Việt Nam và 10 quốc gia thành viên khác gồm: Úc, New Zealand, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru và Singapore. CPTPP được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile và chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ vào thị trường mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia thành viên CPTPP.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, cam kết về cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định CPTPP được trình bày tại Chương 16 về chính sách cạnh tranh - Quy định các nguyên tắc chung đảm bảo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng giữa các quốc gia thành viên.
Trong đó, bao gồm các cam kết chính: Ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh quốc gia để xử lý các hành vi gây nguy hại đến môi trường cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng; duy trì cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, bảo vệ môi trường cạnh tranh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; đảm bảo thủ tục công bằng trong tố tụng cạnh tranh; đảm bảo tính minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh; duy trì và thúc đẩy cơ chế hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn, hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước thành viên trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh.
![]() |
Hiệp định CPTPP mang lại cơ hội lớn về giao thương, đầu tư, hợp tác kinh tế cho Việt Nam và 10 quốc gia thành viên. Ảnh minh họa |
“Những nội dung cam kết này hướng tới việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng và hiệu quả trong khu vực CPTPP” - đại diện Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia; đồng thời khẳng định, kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh từ các quốc gia thành viên CPTPP là bài học quý giá cho Việt Nam. Đó là những bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình và đảm bảo nguồn lực hoạt động cho cơ quan cạnh tranh; và về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cạnh tranh...
Cụ thể, kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh từ các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP và từ thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, cần thiết phải xây dựng cơ quan cạnh tranh có địa vị pháp lý cao, mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp.
Cụ thể, bản chất pháp lý của cơ quan cạnh tranh là cơ quan hành chính bán tư pháp có tính chất “lưỡng tính”, tức vừa là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, đồng thời hoạt động như một cơ quan công tố, tư pháp bởi được giao thẩm quyền điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Xuất phát từ lý do đó, các cơ quan cạnh tranh của các nước thành viên CPTPP đều có mô hình và cơ cấu hoạt động phù hợp, thường là Ủy ban cạnh tranh như: Ủy ban thương mại lành mạnh của Nhật Bản, Ủy ban Cạnh tranh của Malaysia, Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng của Úc, Ủy ban Cạnh tranh của New Zealand.
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh 2018, Điều 46 và Điều 50, đã quy định tên gọi định danh của cơ quan cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; trong đó có cơ quan giúp việc là Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác.
“Quy định này nhằm đảm bảo yếu tố hoạt động độc lập trong tố tụng cạnh tranh, giúp cho các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được cụ thể, rõ ràng và minh bạch đảm bảo phù hợp với các cam kết trong các FTA song và đa phương mà Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán ký kết và gia nhập” - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh.
Bên cạnh vấn đề mô hình và cơ cấu tổ chức, việc đảm bảo nguồn lực hoạt động và tăng cường, nâng cao năng lực thực thi cho cơ quan cạnh tranh cũng là nội dung quan trọng. Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong tương lại, với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo hướng gia tăng không ngừng về số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động, đặc biệt có sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được dự báo có xu hướng gia tăng.
Cùng đó, các hoạt động tập trung kinh tế cũng gia tăng về số lượng và có tính chất phức tạp do có sự tham gia của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 đã làm thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường diễn ra theo các khuynh hướng mới ngày càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải không ngừng được đảm bảo nguồn lực hoạt động và nâng cao năng lực thực thi.
Khuyến khích tập đoàn lớn cùng tham gia
Kinh nghiệm các nước thành viên Hiệp định CPTPP cho thấy, để thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh phải luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Luật Cạnh tranh 2018 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 với những sửa đổi, bổ sung quan trọng được xây dựng trên những quan điểm, cách tiếp cận mới tiến bộ, cập nhật và phù hợp hơn với thông lệ, thực tiễn và sự phát triển của pháp luật cạnh tranh thế giới là thách thức không chỉ đối với cơ quan thực thi luật mà cả đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc áp dụng và tuân thủ các quy định mới. Vì vậy, đòi hỏi phải đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cạnh tranh.
Đối tượng thực hiện, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến là mọi cơ quan, đơn vị ở các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Phương pháp tuyên truyền, phổ biến bao gồm nhiều hình thức như tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu, sách hỏi đáp, hướng dẫn, tờ rơi tuyên truyền, các chương trình truyền hình, bài báo, phóng sự… Đối tượng tuyên truyền, phổ biến là các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức liên quan khác (sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu, hãng luật…). Thông qua công tác tuyên truyền để nâng cao kiến thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.
Ngoài ra, chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh cũng cần phải được xây dựng và đẩy mạnh tại doanh nghiệp. Cơ quan cạnh tranh thông qua các hoạt động tiếp cận của mình, thúc đẩy các thị trường cạnh tranh hoạt động tốt bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin có giá trị để giúp họ tuân thủ luật cạnh tranh.
Cơ quan cạnh tranh xây dựng những chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh cho các công ty với đủ quy mô sức mạnh trên thị trường. Bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kiến thức và công cụ để phát triển hoặc củng cố các chương trình tuân thủ của họ, điều này giúp ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh đang diễn ra.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cơ quan cạnh tranh Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích việc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cùng tham gia vào việc xây dựng và tổ chức các chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh dành cho các cấp lãnh đạo, giám đốc, người quản lý... |