Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 26/04/2025 06:19
Tin nóng:
Tận dụng cơ hội từ FTA: Xuất khẩu tôm bứt phá Điểm tên 7 nhóm hàng xuất khẩu mang về tỷ đô của tháng 1/2025 |
Nhiều rủi ro
Bộ Công Thương nhận định, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hoá” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.
Mặt khác, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an toàn cho người tiêu dùng...
![]() |
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Đồng thời áp dụng những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường... khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu. Những yếu tố này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Từ góc độ ngành, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam, cho rằng, những yêu cầu mới về xanh hóa, lao động đòi hỏi nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp.
Trong khi đó, giá xuất khẩu hầu như không tăng, thậm chí còn bị ép giảm và giá sản xuất từ Trung Quốc được lấy làm cơ sở để đàm phán, điều này cũng tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp.
“Sự gia tăng nhanh chóng của chi phí logistics cũng là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp, bởi các thị trường xuất khẩu của ngành chủ yếu ở xa, như Mỹ và EU”, bà Phan Thị Thanh Xuân nói.
Cũng nhấn mạnh yếu tố chi phí logistíc như một trở ngại của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam, chỉ ra, trong 8 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chi phí logistics của Việt Nam đang đứng ở vị trí cao nhất.
Tăng hiện diện của doanh nghiệp vận chuyển nội
Những năm gần đây, Việt Nam liên tục lập đỉnh mới về xuất nhập khẩu, tuy nhiên với bối cảnh thị trường biến động liên tục, cùng đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt khi các nhà cung cấp quá gần nhau thì logistics được nhận định là yếu tố quyết định thành bại.
Lê Nguyên Lương- Phó Giám đốc Công ty SME Logictics Quảng Ninh, nhìn nhận, chi phí logistics của Việt Nam quá cao. Chính phủ cũng yêu cầu phải giảm chi phí này từ 18-20% xuống còn 10% nhưng để làm được điều đó doanh nghiệp logistics nội địa vẫn chưa có sự hỗ trợ đủ mạnh để thực hiện.
![]() |
Tăng sự hiện diện của doanh nghiệp logistics nội với giá cước phù hợp là kênh hữu hiệu nâng sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Ảnh minh hoạ |
Ông Lê Nguyên Lương phân tích, chi phí logistics của Việt Nam cao một phần do doanh nghiệp trong nước không tự chủ về hạ tầng, doanh nghiệp nước ngoài sở hữu tương đối lớn hạ tầng logistics tại Việt Nam dẫn đến việc không giữ được quyền quyết định về giá. “Đây là điều đau đáu của doanh nghiệp logistics thuần Việt từ nhiều năm qua”, ông Lê Nguyên Lương nhấn mạnh.
Thêm một vấn đề nữa, doanh nghiệp trong nước sử dụng sàn thương mại điện tử trong tiêu thụ hàng hoá khá phổ biến nhưng Việt Nam chưa có chính sách đầy đủ về kênh bán hàng này dẫn đến việc triển khai các luồng hàng và tận dụng được các thế mạnh mới về logictics thông qua thương mại điện tử là chưa làm được. Và điều này không chỉ vướng cho doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
Theo đại diện Công ty SME Logictics Quảng Ninh, thời điểm hiện tại có nhiều cơ hội cũng là áp lực cho Việt Nam phát triển logistics nhằm tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu. Đầu tiên, các nước xung quanh như Lào, Myanmar phát triển mạnh, thậm chí đầu tư cả đường sắt qua Trung Quốc để chạy thẳng qua Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam có địa thế thuận lợi và số km đường biển vẫn có thể phát huy, đây là lợi thế cực lớn nếu chúng ta có thể thay đổi được sở hữu về hạ tầng.
Việt Nam đang tích cực mở rộng cảng biển, đầu tư thêm một số cảng tuy nhiên cần chạy nước rút nhanh và mạnh hơn nữa để đua kịp với tốc độ phát triển của logictics hiện tại.
Sàn thương mại điện tử chính thống và phổ biến hiện có mức chiết khấu với hàng hoá rất cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sàn bị giảm. Nếu việt Nam có thể kết nối, mở thêm các sàn thương mại điện tử thuần Việt trên cơ sở đó sử dụng kênh vận chuyển nội giúp tỷ lệ lợi nhuận giữa doanh nghiệp bán hàng và logictics phù hợp hơn.
Việc thẩm định thông tin đối tác, nhất là đối tác đến từ Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông cũng là vấn đề không chỉ với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp logistics cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các đơn vị chức năng trong nước. “Nhiều doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp bán hàng đã ngậm ngùi vì mất hàng, bị lừa tiền cước khi hàng hoá vận chuyển sang đến nơi bị trả lại, không bán được”, đại diện SME logistics Quảng Ninh nêu.
Sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển hệ thống logistics là cần thiết, tuy nhiên cũng rất cần chủ động của doanh nghiệp. Theo đó, muốn đưa hàng hoá đến được khách hàng nhanh hơn, tốt hơn, đảm bảo tính nguyên trạng hơn đòi hỏi doanh nghiệp logictics phải tham gia đầu tư xây dựng kho mát, kho lạnh để đảm bảo hàng hoá.
Cùng đó, việc đáp ứng các tiêu chí xanh về năng lượng và nhân sự sạch cũng rất quan trọng, nhất là tại thị trường Mỹ và EU. Để các tiêu chí này được công nhận phải có chứng chỉ và nằm trong danh sách của các tổ chức được uỷ quyền mới có thể được cung cấp dịch vụ. “Chúng tôi mong muốn thương vụ Việt Nam ở nước ngoài mở rộng hoạt động sang cả lĩnh vực logistics để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, nhất là trong việc xin các chứng chỉ”, ông Lê Nguyên Lương bày tỏ.
Chia sẻ về những giải pháp để giúp doanh nghiệp logistics thực hiện chuyển đổi xanh, ông Phạm Thiên Ân - Chuyên gia về khí nhà kính, Tập đoàn Vinacontrol, cho rằng, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ, sử dụng Al (trí tuệ nhân tạo) để tối ưu hóa quãng đường vận chuyển. Đối với phương tiện vận chuyển nên ưu tiên xe điện, sử dụng xe dùng nhiên liệu sinh học CNG, LPG như giải pháp chuyển tiếp. Đồng thời, doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp đa dạng phương thức vận tải.
Việc không sở hữu được hạ tầng ngay tại thị trường trong nước khiến doanh nghiệp logistics nội địa không chủ động được chi phí, giá cước vận chuyển hàng hoá, trong đó có hàng hoá xuất khẩu. |