Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 22/11/2024 14:42
Tin nóng:
Nhóm kim loại sẽ biến động thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ Giá đồng, bạc, bạch kim đồng loạt thiết lập các mức đỉnh Nhóm kim loại có thể sẽ tiếp tục đối diện với áp lực từ đồng USD |
Đối với kim loại quý, cả giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu giảm do áp lực vĩ mô. Giá bạch kim đánh mất mốc 900 USD, đóng cửa tuần tại mức 898,4 USD/ounce sau khi giảm 4,78%, mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây. Trong khi đó, giá bạc để mất 2,12% về 24,84 USD/ounce.
Tâm điểm thị trường tuần qua thuộc về cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 19 – 20/3. Trước thềm cuộc họp diễn ra, giá kim loại quý liên tục suy yếu bởi tâm lý thận trọng của thị trường. Tuy vậy, đà giảm của giá bạc và giá bạch kim dần thu hẹp sau khi FED công bố quyết định lãi suất. Cụ thể, bất chấp lạm phát tại Mỹ tăng cao trong hai tháng đầu năm, các quan chức vẫn giữ nguyên kỳ vọng cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay giống như dự báo trong cuộc họp tháng 12. Điều này giúp xóa tan những lo ngại của một bộ phận nhà đầu tư khi họ cho rằng FED chỉ thực hiện một đến hai lần cắt giảm. Tâm lý lạc quan này đã kéo dòng tiền quay lại thị trường.
Tuy nhiên, tới hai phiên cuối tuần, giá bạc và giá bạch kim giảm trở lại do sự mạnh lên của đồng bạc xanh. Chỉ số Dollar Index chốt tuần tăng 0,96% lên 104,43 điểm, cao nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây. Đồng USD tăng mạnh nhờ một loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt.
Đối với kim loại cơ bản, sau khi leo lên vùng đỉnh 11 tháng, giá đồng COMEX đảo chiều giảm trở lại, chốt tuần tại mức 4 USD/pound sau khi để mất 2,84%. Đồng USD tăng giá cũng là yếu tố gây áp lực lên giá đồng. Hơn nữa, rủi ro nguồn cung được xoa dịu càng làm hạn chế lực mua đồng. Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu đồng quốc tế (ICSG) cho thấy thị trường đồng tinh chế toàn cầu dư thừa 84.000 tấn trong tháng 1/2024, cao hơn nhiều so với mức dư thừa 27.000 tấn ghi nhận vào tháng 12/2023.
Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt phục hồi mạnh mẽ trong tuần trước, chốt tuần tại mức 107,11 USD/tấn nhờ tăng 8,13%.
Một vài tín hiệu cho thấy tiêu thụ thép phục hồi tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc đã thúc đẩy lực mua quặng sắt, đầu vào cho sản xuất thép. Theo dữ liệu của Mysteel, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày đạt 2,21 triệu tấn tính đến ngày 22/3, tăng 0,3% so với tuần trước đó và giúp đảo ngược xu hướng giảm kéo dài 4 tuần, trong khi lợi nhuận tăng lên 22,94% từ 21,21%. Trong khi đó, báo cáo của Hiệp hội Thép thế giới (WorldSteel) cho thấy sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 81,2 triệu tấn trong tháng 2, tăng 3,5% so với cùng kỳ và tăng 5,2% so với tháng trước.