Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 25/11/2024 03:49
Tin nóng:
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới Hướng đi riêng cho tôm Việt Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc dự báo sẽ không tăng trong những tháng tới |
Trong 3 quý vừa qua, tôm đã vượt mặt các loại thủy sản khác để trở thành mặt hàng mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nguyên liệu trong nước đã có những chuyển biến tích cực kể từ tháng 7 đến nay. Cụ thể, giá tôm chân trắng các cỡ 50, 80, 100 con/kg đều ghi nhận mức tăng đều đặn. Điều này đã góp phần thúc đẩy giá xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản tăng trưởng ổn định.
Dự báo cho quý 4/2024, giá tôm nguyên liệu vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ở mức khả quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần đối mặt với một số thách thức nhất định. Theo VASEP, nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đảm bảo thực hiện các đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm liên tục khởi sắc, đạt gần 2,8 tỷ USD trong 9 tháng. Ảnh: VASEP |
Bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: "Xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường lớn đều đạt kết quả khả quan. Tính đến cuối tháng 9/2024, xuất tôm sang Mỹ đạt 578 triệu USD, tăng 8%, xuất khẩu sang thị trường châu Âu đạt 350 triệu USD, tăng 15%, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đạt 560 triệu USD, tăng 26%, xuất khẩu sang Nhật Bản ghi nhận kim ngạch 360 triệu USD, giảm 1% (mức giảm đã thấp hơn so với đầu năm)".
Dẫn số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), VASEP ghi nhận xuất khẩu tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tích cực hơn các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, tôm đông lạnh xuất khẩu vẫn bị tác động bởi xu hướng giá chưa phục hồi rõ rệt, cùng với áp lực cạnh tranh giá bán từ tôm Ecuador và Ấn Độ. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành tôm trong thời gian qua.
Mặc dù vậy, tôm chế biến của Việt Nam vẫn có vị thế tốt ở các thị trường. Tính đến cuối tháng 9, xuất khẩu tôm chân trắng chế biến vẫn tăng gần 10%, trong khi xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh tăng nhẹ hơn với mức 4,5%. Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu tôm chân trắng đạt gần 2 tỷ USD, xuất tôm sú đạt 334 triệu USD, bà Phùng Thị Kim Thu cho biết thêm.
Bên cạnh đó, nhờ áp dụng các công nghệ nuôi trồng và chế biến hiện đại, chất lượng tôm Việt Nam ngày càng được cải thiện, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Doanh nghiệp Việt không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu tôm sang các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, các chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là ngành tôm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Về tình hình thủy sản nói chung, xuất khẩu thủy sản 9 tháng qua đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu đạt 866 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2023. Theo VASEP, diễn biến của các thị trường đang dần ổn định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 đã quay trở lại quỹ đạo thông thường sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm, đạt đỉnh vào quý III. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý III/2024 đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. |