Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 04/05/2025 20:40
Tin nóng:
Xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Ấn Độ và Việt Nam Kết nối giao thương, xuất khẩu các mặt hàng lụa tơ tằm Việt vào thị trường Ấn Độ Ấn Độ: Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hoa hồi Việt Nam |
Nhiều thuận lợi nhưng không kém phần thách thức
Ông Trần Thanh Tùng - Tham tán Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ- cho biết, Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Bởi lẽ, bên cạnh yếu tố chính trị ổn định, Ấn Độ là thị trường đông dân hơn 1,4 tỷ người.
Tầng lớp trung lưu Ấn Độ hiện đang gia tăng, dự kiến đạt 500 triệu người vào năm 2025; thương mại hai nước thì năm 2024 dự kiến là khoảng 15 tỉ USD và sẽ còn tăng trong thời gian tới.
![]() |
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Ấn Độ. Ảnh minh họa |
Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và đang phát triển mạnh với GDP tăng trưởng trung bình 7- 8 %/năm và được dự báo sớm trở thành nền kinh tế lần lớn thứ ba thế giới. Đặc biệt, Ấn Độ đang có nhu cầu lớn về nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
Một yếu tố thuận nữa, kết nối đường bay hiện nay rất thuận tiện. Hiện có khoảng 65 chuyến bay thẳng một tuần giữa các thành phố lớn của hai nước và cũng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Tùng, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng gặp một số khó khăn khi thâm nhập thị trường này do sự khác biệt về môi trường kinh doanh, pháp lý, văn hóa kinh doanh cũng như cơ sở hạ tầng, nhaaft là ở khu vực nông thôn, tại Ấn Độ. “Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu thông tin đầy đủ về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng và các đặc điểm kinh doanh tại Ấn Độ” - Tham tán Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ một lần nữa nhấn mạnh.
Tiếp theo đó là hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng tại thị trường này rất phức tạp, Ấn Độ cũng có sự đa dạng lớn về văn hóa, ngôn ngữ và cách tiếp cận kinh doanh thường dựa trên mối quan hệ cá nhân. Cùng đó, còn có khó khăn trong tìm kiếm đối tác tin cậy tại Ấn Độ và tình trạng lừa đảo cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra, thủ tục hành chính tương đối phức tạp, chậm trễ trong đăng ký, cấp phép và giấy tờ nhập khẩu, Ấn Độ cũng thường xuyên thay đổi chính sách theo hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là các biện pháp phi thuế quan.
Doanh nghiệp buộc phải thích nghi
Không riêng Ấn Độ, mỗi thị trường xuất khẩu đều có đặc thù riêng, do đó buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu và thích nghi.
Từ kinh nghiệm thực tế tại thị trường Ấn Độ, bà Lý Thị Ngân- Chánh Văn phòng Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam - chia sẻ, cách đây hai năm một số doanh nghiệp trong ngành tham gia triển lãm tại Ấn Độ, xúc tiến tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu sang thị trường tỷ dân này. Khi tiến hành hoạt động giao thương, tiếp xúc trực tiếp mới nhận thấy doanh nghiệp Ấn Độ khá chậm chạp.
![]() |
Cà phê là mặt hàng thị trường Ấn Độ có nhu cầu lớn. Ảnh minh họa |
“Sau nhiều lần thắc mắc và bàn thảo với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương mới biết đó là thực trạng của thị trường Ấn Độ, doanh nghiệp chúng tôi cũng phải dần dần thích nghi” - bà Ngân nói.
Trong bối cảnh đó, để thâm nhập thành công thị trường Ấn Độ, ông Trần Thanh Tùng- khuyến nghị, doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng chiến lược hợp lý, kết hợp hiểu biết sâu sắc về thị trường, văn hóa kinh doanh, quy trình giao dịch và cách thiết lập mối quan hệ đối tác hiệu quả.
Doanh nghiệp tận dụng các nguồn tài liệu, tổ chức xúc tiến thương mại và tham gia hội thảo để hiểu rõ hơn về thị trường Ấn Độ. Đồng thời, nghiên cứu và tuân thủ các quy định pháp luật, bao gồm chính sách thuế nhập khẩu, đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể hợp tác, liên doanh với công ty nước sở tại để tận dụng mạng lưới phân phối sẵn có và giảm bớt các rào cản pháp lý, lập kế hoạch linh hoạt và dài hạn để thích ứng với các thay đổi trong chính sách và Ấn Độ.
Một lưu nữa, theo ông Trần Thanh Tùng, các doanh nghiệp cũng nên tham gia triển lãm và hội chợ thương mại tại Ấn Độ, bởi đây là kênh hữu hiệu giới thiệu các sản phẩm tìm kiếm đối tác và nhu cầu thị trường Ấn Độ.
Tham gia các nền tảng thương mại điện tử đang phát triển khá mạnh tại Ấn Độ như Amazon Ấn Độ, Fipkart, IndiaMart đó đều là những cầu nối hiệu quả đến để tiếp cận khách hàng Ấn Độ.
Từ kinh nghiệm ‘bám’ thị trường, ông Trần Thanh Tùng- cũng lưu ý, người Ấn Độ rất coi trọng mối quan hệ cá nhân trong kinh doanh và thường linh hoạt trong việc tiếp công việc, tuy nhiên quá trình ra quyết định thường càng kéo dài do phải thông qua nhiều cấp quản lý. Người Ấn Độ cũng kỳ vọng đối tác sẽ thương lượng, vì vậy doanh nghiệp không nên chấp nhận ngay với giá được đưa ra ban đầu.
“Ấn Độ có tiềm năng nhưng kinh doanh tại thị trường này đòi hỏi đầu tư về thông tin, sự hiểu biết, thời gian và kiên nhẫn để hiểu rõ về thị trường”, Tham tán Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ một lần nữa nhấn mạnh. Đồng thời khuyến nghị, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và trao đổi trước về kế hoạch, cách thức kinh doanh để được hỗ trợ tốt nhất.
Ông Trần Thanh Tùng- Tham tán Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ thông tin: Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Kerala sẽ diễn ra từ ngày 21- 22/2/2025. Đây là sự kiện quan trọng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa bang Kerala với các nước trong khu vực và thế giới. Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ đã gửi công điện về Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước để thông báo với các doanh nghiệp tham gia. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp tham gia và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ. |