Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 23/11/2024 15:04
Tin nóng:
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, 10 tháng mang về 4,6 tỷ USD Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường châu Á đạt trên 4.000 USD/tấn |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục khởi sắc với mức tăng lần lượt 1,4% của cà phê Robusta và 2,8% của cà phê Arabica, lên mức cao nhất. Với giá cà phê Arabica đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần và Robusta cao nhất trong 3 tuần trong bối cảnh người nông dân trồng cà phê ở Brazil hạn chế bán ra do họ kỳ vọng giá cao hơn đã thắt chặt nguồn cung trên thị trường và hỗ trợ giá cà phê.
Vắng bóng thông tin cơ bản mới, thị trường tiếp tục nhận hỗ trợ từ lo ngại về tình hình thời tiết tại Brazil và Việt Nam.
Ngoài ra, dự báo thời tiết khô nóng tiếp tục diễn ra ở bang Minas Gerais, khu vực sản xuất cà phê Arabica lớn nhất của Brazil, cũng đang giúp đẩy giá Arabica lên cao, theo Barchart.
Mặc dù vậy, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu của nước này trong tháng 10 cao hơn 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 4,57 triệu bao.
Con số này bao gồm 3,7 triệu bao cà phê Arabica và 871.171 bao cà phê Robusta, tăng lần lượt 7,6% và 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế trong 4 tháng đầu niên vụ hiện tại (tháng 7 đến tháng 10), xuất khẩu cà phê Brazil tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 15,56 triệu bao.
Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil và Việt Nam, giá cà phê xuất khẩu cao nhất trong 3 tuần |
Với cà phê Robusta, thị trường được hỗ trợ bởi xuất khẩu giảm tại Việt Nam và tình hình mưa bão gần đây đã gây lo ngại cho vụ thu hoạch đang diễn ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Trong 24 giờ qua (từ 04 giờ ngày 12/11 đến 04h ngày 13/11), khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trong 06 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-20mm, có nơi trên 40mm.
Việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trước 2 tháng được ngành chức năng nhận định là do giá cà phê tăng cao kỷ lục, bình quân trong 10 tháng tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường chính như EU, Mỹ… tăng cao đã tạo đà cho kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh.
Nhà phân tích BMI lưu ý rằng xuất khẩu chậm chạp của Việt Nam đã và đang thắt chặt nguồn cung cà phê ra thế giới và hỗ trợ giá nằm ở vùng giá cao. Điều kiện thời tiết gần đây tại Brazil và Việt Nam làm dấy lên lo ngại về vụ thu hoạch sắp tới ở cả hai quốc gia.
Việt Nam đang bước vào thu hoạch chính vụ cà phê của niên vụ 2024-2025. Lo ngại ảnh hưởng của La Nina sẽ gây mưa, làm gián đoạn tiến độ thu hoạch, thậm chí giảm sản lượng cà phê. Trong khi đó, Brazil đứng trước rủi ro cây cà phê thu hoạch niên vụ 2025-2026 bị thiếu nước. Nhà khí tượng học Climatempo cho biết sau đợt mưa ngắn vào giữa tuần tại Minas Gerais, bang trồng cà phê Arabica lớn nhất Brazil, trong 10 ngày tới, khu vực này sẽ nóng hơn và khô hơn.
Trong bối cảnh triển vọng nguồn cung cà phê vụ tiếp theo còn bấp bênh, Brazil vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong những tháng gần đây. Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), công bố trong tháng 10 quốc gia này xuất đi 4,93 triệu bao cà phê các loại, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (13/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 109.300-109.900 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá cà phê đã tăng hơn 40.000 đồng/kg so với mức 67.500 - 68.400 đồng/kg.
Hôm nay (ngày 13/11), Nghị viện châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cuộc họp hai ngày (13-14/11) để bỏ phiếu cho việc có hay không trì hoãn áp dụng Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR). Trước thời điểm quan trọng này, giá cà phê tiếp tục tăng. Đây được nhận định là một yếu tố quan trọng có thể tác động mạnh đến giá cà phê trong tuần tới.
Theo kế hoạch ban đầu, EUDR sẽ được áp dụng từ ngày 30/12/2024 với các mặt hàng gồm cà phê, ca cao, gia súc, gỗ, dầu cọ, đậu nành và cao su. Tuy nhiên, thời gian qua, quy định này vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp cũng như các nước cung cấp sản phẩm nhập khẩu vào châu Âu và kêu gọi trì hoãn việc áp dụng quy định để có thêm thời gian chuẩn bị.
Tháng trước, Hội đồng châu Âu đã đồng ý với đề xuất trì hoãn áp dụng EUDR thêm 12 tháng và nó sẽ có hiệu lực từ 30/12/2025. Tuy nhiên, để chính thức có hiệu lực, việc này cần được sự phê duyệt cuối cùng từ EU.
EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với lượng nhập khẩu lên tới 3,2 triệu tấn tương đương 31,2% tổng lượng giao dịch cà phê toàn cầu. Có đến 4 nước thuộc Liên minh châu Âu là Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan nằm trong nhóm 10 nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024.