Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 15/11/2024 21:37
Tin nóng:
Lạng Sơn: 10 tháng năm 2024 xử phạt 391 vụ thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ Hơn 100 tổ chức, doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung |
Theo đó, Quản lý thị trường Lạng Sơn đã ban hành 3 Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhất là những nhóm hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; kiểm tra, tăng cường kiểm soát thị trường hàng hóa kinh doanh thông qua thương mại điện tử, các mặt hàng: Thực phẩm, rượu, thuốc lá,..., chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tham mưu cho UBND các huyện, thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... do cơ quan Quản lý thị trường chủ trì, thực hiện kiểm tra, xử lý.
Lạng Sơn: Tiếp tục triển khai công tác an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn |
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, công tác giám sát an toàn thực phẩm, hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhận vi phạm quy định về an toàn thực phẩm được thực hiện quyết liệt, cụ thể từ 15/12/2023 – 6/11/2024 đã kiểm tra 1.020 vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính 936 vụ việc; số tiền phạt vi phạm hành chính 3.254.450.000 đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu huỷ: 1.057.538.000 đồng.
Trong đó, kết quả kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất là 629 vụ, xử phạt 545 vụ với số tiền phạt là 1.788.500.000 đồng; kết quả kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ là 391 vụ việc, xử phạt 391 vụ việc với số tiền phạt vi phạm hành chính là 1.465.950.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 1.057.538.000 đồng, tịch thu và buộc tiêu huỷ trên 56 nghìn đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ như bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, xì dầu, thực phẩm đông lạnh: Chân gà, xúc xích...
Thanh tra 2 cơ sở vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt với số tiền phạt là 45 triệu đồng đối với hành vi Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất.
Các hành vi vi phạm chủ yếu trên địa bàn là: Vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng hóa quá hạn ghi trên bao bì hàng hóa; bảo quản sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm,…
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường thường xuyên tuyên truyền các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức ký cam kết đến 954 lượt tổ chức, cá nhân; tuyên truyền thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường 2.272 lượt tổ chức, cá nhân; thông qua phương tiện thông tin đại chúng 106 lượt.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xác định công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thực phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên, cụ thể là:
Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới; các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nâng cao kỹ năng lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng.
Thường xuyên làm tốt công tác quản lý địa bàn; kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định, kịp thời kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm và các loại thực phẩm qua biên giới, không để hình thành đường dây, tụ điểm về hàng lậu, hàng giả tồn tại trên địa bàn, góp phần ngăn chặn thực phẩm bẩn trà trộn trên thị trường và bảo vệ sản xuất trong nội địa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.