Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ tư 16/04/2025 12:12
Tin nóng:
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới Ngành tôm bứt phá, xuất khẩu đạt kỷ lục gần 2,8 tỷ USD Ngành tôm hướng đến mục tiêu xuất khẩu 4,3 tỷ USD |
Tháng đầu năm 2025, tôm tiếp tục là mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất với giá trị xuất khẩu đạt hơn 273 triệu USD, chiếm hơn 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, tôm Việt Nam đã được xuất khẩu tới 107 thị trường và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng thêm 5 thị trường so với năm 2023.
Top 5 thị trường chính gồm: Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc. Nhóm thị trường này chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2025 đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 4-4,3 tỷ USD.
![]() |
Tôm Việt Nam đã có mặt tại 107 thị trường và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh minh họa |
VASEP nhận định, trong năm 2025, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan vẫn rất lớn.
Bên cạnh các quy định nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, EU về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng càng khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần.
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, ngành tôm cần chuyển đổi tư duy: thay vì chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, cần ưu tiên vào chất lượng, bảo vệ môi trường, giá trị sản phẩm. Để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tôm trong năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tạo xung lực mạnh mẽ trong mở rộng, tiếp cận thị trường mới; nghiên cứu cho ra sản phẩm mới để giữ vững thị trường hiện có.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu tôm cũng cần nhiều động lực mới về nguồn vốn, cũng như trình độ kỹ thuật để giữ được vị thế như những năm qua.
Theo VASEP, để có thể tiếp tục hướng phát triển ổn định này, ngành hàng tôm Việt Nam rất cần nhiều động lực mới, bởi sự cạnh tranh của thị trường thế giới ngày càng gay gắt.
“Muốn ngành hàng tôm phát triển ổn định, hiệp hội đã đề xuất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam”, VASEP cho biết.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ nỗ lực và quyết tâm, cùng với các chiến lược hợp lý.