Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 20/04/2025 03:37
Tin nóng:
Thanh Hóa: Hàng Việt ‘lên ngôi’ tại các siêu thị ngày Tết Sầm Sơn đến Pù Luông: Hành trình khám phá xứ Thanh |
Những ngày trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh của tỉnh Thanh Hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng nghìn du khách nhằm tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Trước đó, ngày 1/2/2025 (tức ngày mồng 4 Tết Nguyên đán), Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ, lễ khai hội xuân được tổ chức với những nghi thức cúng, tế và dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Thái Tổ Cao Hoàng đế Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, đúng ngày mùng 2 Tết, tại vùng đất Lam Sơn, Thọ Xuân, Lê Lợi đã xưng là Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược. Qua 10 năm "nếm mật nằm gai", cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm Mậu Thân 1428. Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ phát triển hưng thịnh, độc lập lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, suốt gần 4 thế kỷ.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hồ Hà Hải, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh - cho biết: "Ban quản lý di tích Lam Kinh đã chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo cảnh quan môi trường di tích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhân dân và du khách đến thăm quan".
Một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại Khu di tích Lam Kinh:
![]() |
Ngày 2/2/2025 (tức ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ) đã có hàng nghìn du khách đến dâng hương tại Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Cây cầu Bạch (tên gọi xưa là cầu Tiên Loan Kiều) bắc trên sông Ngọc là lối đi chính dẫn du khách vào thăm Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Cây đa hàng trăm năm tuổi trong Khu di tích Lam Kinh thu hút rất đông du khách đến xem. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Rất đông du khách đến dâng hương tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Du khách thăm lăng mộ Vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Hình ảnh 4 voi chầu trong Khu lăng mộ Vua Lê Thái Tổ. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Phía trước lăng mộ đền thờ Vua Lê Thái Tổ có quan hầu và bốn đôi tượng giống, nằm đối nhau ở hai bên. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái là quan văn, bên phải quan võ, đến tượng nghê, ngựa, tê giác và hổ. Ảnh: Hoàng Minh. |
![]() |
Cây ổi biết "cười" nằm trong Khu lăng mộ đền thờ Vua Lê Thái Tổ thu hút rất đông du khách. Ảnh: Hoàng Minh. |
Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi (sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385), xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, ông dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Trong 10 năm chiến đấu, Lê Lợi đã chỉ huy đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước. Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 -1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt (đóng đô ở Thăng Long, Hà Nội) mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm. Nhà vua cũng cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Năm 1962, quần thể Di tích Lam Kinh, trong đó có lăng vua Lê Thái Tổ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2012, khu di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. |