Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 24/11/2024 15:14
Tin nóng:
Giá tiêu hôm nay 5/8/2024: Tiếp tục biến động mạnh, chờ đợi một nhịp điều chỉnh giá Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 1.500 USD/tấn trong 8 tháng |
Theo báo cáo mới đây của công ty Nedspice, xuất khẩu tiêu trong quý IV năm 2024 của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc giải phóng lượng tồn kho chuyển tiếp nhiều năm được nắm giữ bởi các nhà đầu tư lớn và khối lượng nhập khẩu bổ sung.
Thông thường, vụ thu hoạch cà phê vào tháng 10 thúc đẩy các bên trung gian thanh lý tiêu để giao dịch cà phê. Tuy nhiên, năm nay với mức tồn kho thấp hơn và vụ thu hoạch cà phê bị hoãn đến tháng 11, việc thanh lý kho tiêu có thể giảm đáng kể.
Giá cao đã thúc đẩy việc trồng lại và canh tác thâm canh nhiều hơn. Kết hợp với thời tiết thuận lợi, điều này có thể dẫn đến một vụ mùa lớn hơn vào năm 2025. Tuy nhiên, việc diện tích giảm trong những năm qua và các cây tiêu già cỗi làm giảm tiềm năng sản xuất cho đến khi những cây trồng mới bắt đầu cho thu hoạch.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam tăng 19,3 - 22,4% trong quý 3 năm 2024. Ảnh: MH |
Nedspice cho biết tỷ lệ tồn kho toàn cầu so với nhu cầu đang giảm, đẩy giá lên cao và khuyến khích nông dân đầu tư vào duy trì và mở rộng các trang trại tiêu của họ.
Tại Brazil, giai đoạn thu hoạch chính đã bắt đầu ở bang Para và Espírito Santo. Xuất khẩu trong những tháng gần đây của Brazil giảm so với cùng kỳ năm ngoái, do giai đoạn thu hoạch tháng 5 - 6 ở Espírito Santo bị ảnh hưởng nặng nề bởi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào đầu năm.
Các điều kiện thời tiết bất lợi, bao gồm một đợt hạn hán chưa từng có, đã gây thiệt hại cho vụ mùa ở Brazil. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Espírito Santo, bao gồm các quy định giới hạn hoạt động tưới tiêu.
Ngược lại, khối lượng xuất khẩu của Indonesia tăng 67% tính đến 24/8, chủ yếu được hỗ trợ bởi một vụ tiêu đen lớn hơn. Ngoài ra, giá tăng nhanh đã thúc đẩy hoạt động thanh lý các kho dự trữ dài hạn.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tính đến cuối quý III, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và Brazil, hai quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, ghi nhận sự sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Bù lại, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ lại tăng mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), trong quý III, giá tiêu đen biến động trái chiều với sự gia tăng tại Việt Nam và Malaysia, nhưng giảm ở Indonesia và Brazil. Cụ thể, giá tiêu đen Malaysia tăng 18,7% trong quý vừa qua, lên mức 8.900 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam tăng 19,3 - 22,4%, đạt lần lượt là 6.800 USD/ tấn và 7.100 USD/tấn. Ngược lại, giá tiêu đen tại Brazil quay đầu giảm 7,5% xuống còn 6.750 USD/tấn. Giá tiêu tại Indonesia cũng giảm 2,2% xuống còn 6.939 USD/tấn. Trong 20 ngày đầu tháng 10, đà giảm giá của Indonesia và Brazil tiếp tục lan rộng sang các nhà sản xuất khác.
Trong khi đó, giá tiêu đen tại Brazil tiếp tục 5,2% so với cuối tháng 9, xuống chỉ còn 6.400 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu đen Indonesia cũng giảm thêm 2,1%, về mức 6.794 USD/tấn. Còn tại Malaysia, giá tiêu đen quay đầu giảm 2,2% xuống 8.700 USD/tấn. Giá tiêu đen đen 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam cũng giảm 4,2 - 4,4%, đạt lần lượt là 6.500 USD/tấn và 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới giảm trong thời gian gần đây chủ yếu là do Brazil và Indonesia đang vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu thế giới không tăng mạnh, cùng với việc Trung Quốc không mua nhiều.
Với mặt hàng tiêu trắng, trong quý III, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia tăng 2,3%, tiêu trắng Việt Nam tăng 6,8% và Malaysia tăng tới 29,5%.
Mặc dù vậy, cũng giống như tiêu đen, giá tiêu trắng của Việt Nam giảm 6,4% trong 20 ngày đầu tháng 10, xuống còn 9.500 USD/tấn. Giá tiêu trắng của Malaysia cũng giảm 1,8%, ở mức 11.200 USD/tấn. Trong khi Indonesia tăng nhẹ 0,3% so với cuối tháng 9, lên mức 9.302 USD/tấn.
Giá tiêu chịu áp lực giảm trong quý III và đầu tháng 10 khi các công ty nông nghiệp, đại lý và các bên trung gian đang tích cực bán tiêu đen. Hoạt động này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu thanh khoản, khi người bán tìm cách huy động vốn để đầu tư vào cà phê, loại nông sản đang trong mùa thu hoạch.
Bên cạnh đó, việc Brazil và Indonesia đang vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu thế giới không tăng mạnh, cùng với việc Trung Quốc không mua nhiều cũng góp phần khiến giá giảm trong quý III vừa qua.
Tuy nhiên, tồn kho trong nước ở mức thấp giữ cho giá tiêu vẫn duy trì ở mức cao. Hiện giá tiêu trong nước vẫn đang cao hơn gần 80% so với đầu năm và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.