Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 05/11/2024 15:10
Tin nóng:
Triển vọng nguồn cung kém tích cực, giá cà phê xuất khẩu phá mốc kỷ lục Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới |
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 2,73% so với tham chiếu và giá cà phê Robusta đánh mất 2,39% về 4.337 USD/tấn, thấp nhất trong hơn hai tháng. Nguyên nhân chính đến từ việc chênh lệch tỷ giá gia tăng kết hợp cùng thông tin cơ bản về cải thiện mùa vụ tại Brazil.
Bên cạnh đó, mặc dù chỉ số Dollar Index giảm 0,36% trong phiên hôm qua, đồng Real của Brazil lại giảm mạnh hơn khiến tỷ giá USD/BRL tăng (trong khung thời gian cà phê giao dịch). Trong bối cảnh này, thị trường lo ngại nông dân Brazil sẽ đẩy mạnh bán ra do thu về nhiều ngoại tệ hơn, từ đó tạo áp lực giảm giá.
Giá cà phê xuất khẩu rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng |
Giá cà phê kết phiên gần nhất tiếp tục giảm mạnh đến 3 con số, khiến mức giá hiện tại ngày càng xa các mốc lịch sử được ghi nhận vào tháng 9 vừa qua. Hiện tại, giá cà phê trên 2 sàn quốc tế giảm liên tục và về gần mức 4.000 USD/tấn. Bên cạnh những lý do cung cầu thì giá giảm vào thời điểm này được cho là do các nhà đầu tư trên bị trường thanh lý hợp đồng để chuẩn bị chuyển sang kỳ hạn mới.
Theo báo cáo của Somar Meteorologia, lượng mưa tại Minas Gerais - bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil đã đạt 36,8 mm trong tuần trước, cao hơn 15% so với mức trung bình của lịch sử. Điều này giúp cải thiện điều kiện phát triển của cây trồng và tạo kỳ vọng về việc phục hồi năng suất cho mùa vụ 2025-2026.
Báo cáo từ các cơ quan thời tiết cho thấy mưa đã trở lại hầu hết các vùng trồng cà phê chính của Brazil hồi tuần trước, kết hợp cùng nhiệt độ dịu xuống sẽ là điều kiện lý tưởng để cây cà phê tiếp tục phục hồi và phát triển sau chuỗi ngày khô hạn kỷ lục kéo dài. Mặc dù vậy, nông dân và giới phân tích vẫn dự đoán sản lượng cà phê thu hoạch trong năm 2025 của Brazil sẽ tiếp tục giảm so với năm nay do mưa đến muộn khiến mùa vụ không thể phục hồi hoàn toàn.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (25/10), giá cà phê trong nước tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 108.400 - 108.700 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá cà phê đã tăng hơn 40.000 đồng/kg so với mức 67.500 - 68.400 đồng/kg.
Tại các vùng trồng cà phê chính như Tây Nguyên, Lâm Đồng, và Đắk Lắk, mùa thu hoạch cà phê bắt đầu vào mùa khô, khi thời tiết thuận lợi và hạt cà phê đã chín hoàn toàn. Những năm gần đây, với sự thay đổi của khí hậu, thời gian thu hoạch cà phê có thể bị xê dịch.
Hiện nay, nhiều vườn cà phê của Việt Nam bắt đầu chín đỏ và người dân vào vụ thu hoạch. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường tiếp tục giảm giá vì Việt Nam là nguồn cung cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Dù thời điểm hiện tại, giá cà phê vẫn duy trì mức cao trên 100.000 đồng/kg nhưng đà giảm kéo dài thời gian qua cũng khiến nhiều người lo lắng điệp khúc "cứ vào vụ thu hoạch là giảm giá"
Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức tổng kết niên vụ 2023 - 2024. Đây là năm xuất khẩu đạt kỷ lục 5,43 tỉ USD. Giá xuất khẩu cà phê đạt bình quân 3.673 USD/tấn, tăng gần 50% so với niên vụ trước. Với mức tăng như trên, cà phê hiện là nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những ngày qua, giá cà phê đang giảm sâu báo hiệu nhiều thách thức cho niên vụ mới.
Trong năm qua, xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục về giá trị với 5,4 tỉ USD. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhập khẩu cũng cao nhất từ trước đến nay với lượng 139.000 tấn, kim ngạch gần 527 triệu USD; tăng khoảng 36% về khối lượng và tăng gần 76% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn ngành cà phê xuất siêu 4,9 tỉ USD.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và diện tích đất trồng cà phê ngày càng thu hẹp sẽ làm giảm sản lượng thu hoạch của cả nước khoảng 10% đến 15% trong niên vụ 2023 – 2024 xuống còn khoảng 1,5 triệu tấn.
Hạn hán đã khiến cây cho ít hạt hơn và hạt cũng nhỏ hơn. Ngoài ra, mưa sẽ cản trở nông dân thu hoạch và phơi khô cà phê, đồng thời, việc vận chuyển cũng trở nên khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia, hiện doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức. Giá tăng kích thích nông dân chạy theo những lợi ích ngắn hạn. Gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung do tồn kho trong nước đang cạn dần.