Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 21/11/2024 19:30
Tin nóng:
Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 5 tháng, xuất khẩu cà phê thu về 2,9 tỷ USD |
Cà phê Robusta xuất khẩu tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024, xuất khẩu cà phê nước ta đạt 95.000 tấn, trị giá 400 triệu USD, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 833.000 tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng, nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam tăng xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê. Trong đó, Robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu chủ lực, lượng đạt xấp xỉ 650.000 tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 58,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 82,17% tổng lượng và chiếm 82,15% tổng kim ngạch trong 4 tháng đầu năm 2024. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu cà phê Robusta đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành.
Về giá, 4 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta của Việt Nam đạt mức 3.157 USD/tấn, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ghi nhận giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang tất cả các thị trường lớn tăng mạnh.
Giá xuất khẩu cà phê của nước ta 5 tháng đầu năm 2024 đạt 3.482 USD/tấn, tăng 49,9% |
Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang Đức tăng 50,4%, đạt mức 3.211 USD/ tấn; Italia tăng 59,2%, đạt 3.085 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 135,8%, đạt 3.164 USD/tấn…
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), tháng 5/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 71.569 tấn cà phê nhân Robusta, với giá 3.920 đô la Mỹ/tấn và 6.831 tấn cà phê arabica, giá 3.888 đô la Mỹ/tấn. Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua, dữ liệu về thị trường cho thấy, giá cà phê Arabica xuất khẩu thấp hơn Robusta 32 đô la Mỹ/tấn.
Điều đáng nói là trong niên vụ cà phê 2021/2022, giá cà phê Robusta xuất khẩu bình quân là 1.980 đô la/tấn, cà phê Arabica là 4.333 đô la/tấn, cao hơn gần gần 2,2 lần. Tuy nhiên, qua niên vụ 2022 – 2023, mức giá xuất khẩu của hai loại cà phê này được thu hẹp dần và bước vào tháng 5-2024, giá Robusta xuất khẩu đã cao hơn arabica.
Giải thích về nguyên nhân này, theo VICOFA là do nhu cầu sử dụng cà phê Robusta đã thay đổi. Các nhà rang xay, chế biến chuyển sang sử dụng cà phê Robusta nhiều hơn vì lợi nhuận cao hơn.
Nhờ vậy, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng của năm 2025 ở ước mức 3.482 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo giá cà phê sẽ tăng trở lại
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/6, cà phê Arabica hợp đồng tháng 9 giảm 1,29%, cà phê Robusta cùng kỳ hạn đánh mất 1,11% giá trị. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà phê sụt giảm trong ngày hôm qua chủ yếu do lực bán từ Brazil, thay vì các yếu tố cung cầu.
Chỉ số Dollar Index tăng thêm 0,25% trong phiên hôm qua, đẩy tỷ giá USD/BRL lên mức cao nhất kể từ tháng 01/2023. Việc đồng Real của Brazil tiếp tục mất giá so với đồng USD có thể kích thích nhu cầu bán cà phê của nông dân tại quốc gia sản xuất mặt hàng này lớn nhất thế giới nhằm thu về ngoại tệ. Lượng cà phê đẩy ra thị trường nhiều hơn, giúp củng cố nguồn cung và là yếu tố gây sức ép lên giá.
Cùng với đó, tính đến ngày 4/6, vị thế mua ròng của cà phê đã tăng lên 46.543 hợp đồng. Việc dư mua quá lớn có thể khiến giới đầu cơ trên thị trường tạm thời có những điều chỉnh thiên về lực bán, đặc biệt khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khả năng cao chưa hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 6 này.
Ngoài ra, Brazil vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, bất chấp tình hình thu hoạch cà phê vụ 2024-2025 không tích cực như những gì đã kỳ vọng trước đó. Chính phủ nước này cho biết, trong tháng 5, quốc gia Nam Mỹ đã xuất đi 243.900 tấn cà phê, tăng 72,87% so với cùng kỳ năm trước.
Rạng sáng 11/6 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,22%, đạt mốc 105,11.
Tuần này có một loạt sự kiện và dữ liệu quan trọng, bao gồm việc công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày 12/6, theo sau đó là quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ tác động đáng kể đến sự biến động trên thị trường tiền tệ, qua đó ảnh hưởng tới cà phê.
Thời tiết thuận lợi tiếp tục hỗ trợ tiến độ thu hoạch ở Brazil, điều này thúc đẩy nguồn cung cà phê và giảm giá. Thời tiết dự kiến tiếp tục khô ráo ở Brazil trong vài tuần tới và sẽ có thêm mưa vào tuần cuối cùng của tháng Sáu.
Tuy vậy, nguồn cung cà phê Robusta vẫn khan hiếm, chủ yếu do lo ngại về vụ mùa ở nước sản xuất hàng đầu thế giới - Việt Nam. Các đại lý tại Việt Nam cho biết họ ước tính sản lượng vụ mùa tới sẽ giảm 4-7% do thiệt hại do tình trạng khô hạn trong tháng 3 và tháng 4.
Giá cà phê tăng không đủ hấp dẫn để người dân Việt Nam mở rộng diện tích vì nhiều loại cây trồng khác như sầu riêng và chanh dây có sức cạnh tranh tốt hơn. Trong năm nay, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng bởi tình trạng nắng nóng và khô hạn sẽ làm giảm sản lượng vụ thu hoạch sắp tới.
Tháng 5/2024, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới giảm so với cuối tháng 4/2024 do dự báo sản sản lượng cà phê của Brazil tăng. Thông tin từ Cooxupee cho biết, lượng thu hoạch của Brazil từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2024 sẽ có sản lượng tăng khoảng 13,33%, xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng thêm khoảng 22,22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi Conab (Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil) đã điều chỉnh ước tính sản lượng cà phê của nước này năm 2024 lên 58,8 triệu bao, so với dự báo tháng 1/2024 là 58,1 triệu bao. Trong đó, Brazil sẽ thu hoạch 42,11 triệu bao cà phê Arabica và 16,71 triệu bao cà phê Robusta. Năng suất trung bình của cà phê Arabica và Robusta niên vụ này tại Brazil cũng được dự đoán sẽ tăng thêm gần 6% so với năm ngoái.
Dự báo giá cà phê sẽ tăng trở lại, chủ yếu đến từ việc giới đầu tư gia tăng lo ngại đối với triển vọng nguồn cung từ Việt Nam.
Hiện các quỹ đầu cơ đã gia tăng vị thế mua ròng với dự báo nguồn cung Robusta từ Việt Nam sẽ còn tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới.