Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 23/11/2024 06:05
Tin nóng:
Đặc biệt, mặt hàng Arabica còn tăng mạnh hơn cả Robusta dù sắp vào vụ thu hoạch rộ.
Cụ thể, giá cà phê Arabica trên sàn New York có phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Kỳ hạn tháng 7 tăng 85,8 USD lên 4.440 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 tăng 82,5 USD lên 4.412 USD/tấn và tháng 12 tăng 81,4 USD/tấn lên 4.407 USD/tấn.
Sau chuỗi ngày giảm sốc, giá cà phê Robusta trên sàn London có phiên tăng giá liên tiếp thứ 2. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 25 USD lên 3.439 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 tăng 26 USD lên 3.364 USD/tấn và kỳ hạn tháng 11 tăng 31 USD lên 3.290 USD/tấn.
Giá Arabica còn tăng mạnh hơn cả Robusta dù sắp vào vụ thu hoạch rộ. |
Tại Brazil, giá cà phê Arabica còn tăng đến 3 con số, kỳ hạn tháng 7 tăng 113,3 USD lên 5.499 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 33 USD lên 5.307 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica tại thị trường Brazil tăng mạnh dù sắp vào vụ thu hoạch rộ cho thấy nguồn cung từ đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng đáng kể do nắng nóng và khô hạn kéo dài. Theo các chuyên gia, từ nay đến tháng 7 giá cà phê có thể có nhiều biến động vì Brazil và Indonesia vào vụ thu hoạch rộ nhưng xu hướng chung của mặt hàng này vẫn là cung ít hơn cầu.
Tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai thế giới đã bắt đầu đẩy mạnh thu hoạch cà phê từ đầu tháng Năm nhờ vào sự khô ráo của thời tiết. Trước thông tin này, thị trường đặt kỳ vọng sản lượng mới từ quốc gia Nam Mỹ sẽ bổ sung cho nguồn cung toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Robusta trong thời gian tới. Trong ba tháng đầu năm 2024, Brazil đã xuất đi khoảng 2,5 triệu bao cà phê Robusta, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện tại vùng trồng cà phê chính của Việt Nam giúp giải tỏa áp lực thiếu nước tại các vườn cà phê. Lượng nước được bổ sung góp phần tạo môi trường để cây cà phê phục hồi sau giai đoạn nắng nóng gay gắt. Điều này cũng giúp thị trường giảm bớt lo ngại về mức độ sụt giảm sản lượng cà phê vụ 2024-2025 của Việt Nam.
Tại Indonesia, quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai châu Á và đứng thứ ba thế giới, hoạt động thu hoạch cà phê vụ hiện tại đang được hoãn sang tháng Sáu, thay vì tháng Tư như mọi năm do quả cà phê chín muộn. Hiện tại, sản lượng quá thấp đang gây áp lực lên hoạt động xuất khẩu cà phê tại quốc gia này. Tính chung ba tháng đầu năm 2024, Indonesia chỉ xuất đi 9.500 tấn cà phê, chưa bằng 1/3 lượng cà phê xuất khẩu cùng kỳ năm 2023.
Trong bối cảnh giá xuất hiện các biến động mạnh, việc quan sát kỹ lưỡng các thông tin cơ bản trên thị trường là điều quan trọng. Điều này không chỉ giúp ổn định tâm lý trên thị trường và xác định chiến lược mua bán hợp lý.
Bên cạnh theo dõi tình hình thị trường trong nước, các nhà đầu tư, thương nhân và nông dân cần theo dõi sát sao hơn diễn biến của thị trường thế giới, đặc biệt là biến động từ các nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia.
Theo chu kỳ hàng năm, thời điểm từ tháng 5 trở đi, tâm điểm chú ý của thị trường cà phê thế giới sẽ dịch chuyển dần từ Việt Nam sang Brazil và Indonesia khi hoạt động thu hoạch cà phê tại các quốc gia này bước vào chính vụ.
Những thông tin về tình hình thu hoạch và sản xuất cà phê tại hai quốc gia trên trong thời điểm này sẽ có tác động trực tiếp lên tình hình giá trên thị trường.
Đáng lưu ý, vào ngày 23/5, Cơ quan cung ứng mùa vụ thuộc Chính phủ Brazil (CONAB) sẽ công bố báo cáo kết quả khảo sát mùa vụ lần 2, thể hiện những ước tính về nguồn cung cà phê vụ 2024-2025 tại Brazil. Đây sẽ là thông tin vô cùng quan trọng với những người theo dõi thị trường. Nếu CONAB có những thay đổi lớn trong ước tính mới nhất của mình, diễn biến giá trên thị trường có thể xoay chiều.