Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Chủ nhật 24/11/2024 17:38
Tin nóng:
Nam Phi sẵn sàng đón nhận mặt hàng cá tra của Việt Nam Xuất khẩu thủy sản khó đạt 7 tỷ USD. |
Trong đó, Việt Nam đã khẳng định vị thế là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho thị trường tỷ dân này trong suốt hơn một thập kỷ qua.
Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), từ năm 2004 đến 2023, Trung Quốc đã tiêu thụ gần 25 tỷ USD cá thịt trắng. Trong đó, Nga giữ vị trí dẫn đầu với 15 tỷ USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã ghi dấu ấn đáng kể khi đóng góp gần 3 tỷ USD, chiếm 11% thị phần trong giai đoạn này.
Đáng chú ý, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu cá thịt trắng từ Việt Nam từ năm 2012 và từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này không ngừng tăng trưởng. Điều này cho thấy, sản phẩm cá thịt trắng của Việt Nam, đặc biệt là cá tra, đã ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Sản phẩm cá thịt trắng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng nhất là cá minh thái Alaska đông lạnh mã HS 030367. Ngoài ra, các món ăn từ cá tuyết cod đông lạnh mã HS 030363 hay HS 030360 cũng rất được ưa chuộng. Trong đó, cá tuyết cod đông lạnh mã HS 030360 có tổng kim ngạch nhập khẩu 2,5 tỷ USD trong 20 năm qua, chiếm 10% tỷ trọng.
Phile cá tra đông lạnh mã HS 030462 đứng ở vị trí thứ 4. Riêng 7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc chi 86 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này. Hiện Việt Nam là nguồn cung duy nhất sản phẩm này cho Trung Quốc kể từ đầu năm nay.
Cá tra Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giàu dinh dưỡng, cùng với sự tương đồng về khẩu vị và thuận lợi về vận tải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Trung Quốc.
So với các nước khác, giá thành sản phẩm cá tra của Việt Nam khá cạnh tranh, giúp doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn trong việc tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Những yếu tố này đã giúp cá tra trở thành một trong những sản phẩm cá thịt trắng được ưa chuộng tại thị trường tỷ dân này.
Việt Nam đã khẳng định vị thế là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc. Ảnh minh họa |
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng cá tra Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các loại hải sản khác, đặc biệt là cá minh thái Alaska đông lạnh. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), mã HS 030367 (cá minh thái Alaska đông lạnh) đang là sản phẩm ghi nhận giá trị nhập khẩu cá thịt trắng cao nhất của Trung Quốc.
Trong 20 năm qua, kể từ năm 2004, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 9 tỷ USD sản phẩm này, chiếm 36% tỷ trọng trong tổng giá trị nhập khẩu cá thịt trắng từ thế giới. Năm 2019 ghi nhận là năm nhập khẩu cá minh thái Alaska đông lạnh mã HS 030367 của Trung Quốc đạt giá trị cao nhất, với 941 triệu USD, tăng 44% so với năm 2018. Bảy tháng đầu năm nay, nhập khẩu sản phẩm này của Trung Quốc đạt 376 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 4 ghi nhận mức giá trị cao nhất, với 104 triệu USD, giảm 19% so với tháng 4/2023.
Theo VASEP, các doanh nghiệp Việt Nam nên đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh sản phẩm chủ lực là phile đông lạnh, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cá tra chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao như cá tra viên, cá tra fillet, cá tra hun khói... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Trung Quốc. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Trung Quốc. Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam, tạo dựng lòng tin cho người tiêu dùng Trung Quốc. Ngoài ra, tìm kiếm các kênh phân phối mới, đa dạng hóa các đối tác kinh doanh để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.