Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 20/03/2025 17:57
Tin nóng:
Quảng Ninh gỡ khó cho nhà ở xã hội Quảng Ninh xây dựng thương hiệu trong công nghiệp văn hóa Quảng Ninh: Có 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao |
Ứng dụng công nghệ nâng tầm phát triển kinh tế
Cuối năm 2023, tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ, đề án khuyến công địa phương năm 2024, chỉ đạo Sở Công Thương đã phối hợp cùng các sở ngành, địa phương tổ chức đánh giá và thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở nông nghiệp nông thôn về ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn...
Theo đó, hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất cơ khí; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến củ cải; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất miến dong… Theo đó có tổng 8 đề án, 4 nhiệm được thực hiện trong năm 2024 với tổng kinh phí 2.500 triệu đồng.
![]() |
Người dân xã Húc Động, huyện Bình Liêu ứng dụng công nghệ trong sản xuất miến dong. Ảnh: Nguyên Ngọc |
Trong thời đại công nghệ số, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khuyến khích các nghiên cứu, phát minh sáng chế áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp bền vững. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên địa bàn.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà con học tập các công nghệ mới, tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin vùng có bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh đạt 99,8% các khu vực dân cư; hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 92,84% (cả nước là 78,38%). Ở các xã vùng dân tộc thiểu số đều đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại, internet cho người dân, đảm bảo 100% các thôn, bản trên địa bàn xã đã được phủ sóng điện thoại di động…
Theo đó, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng dân tộc thiểu số đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, phát triển đàn gia súc, gia cầm, trong phát triển một số cây dược liệu, sản xuất rượu men lá, rượu khoai lang,...
Qua đó đã đem lại hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số phấn khởi, động lực để tiếp tục phát triển mở rộng quy mô và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, các địa phương, sở, ngành còn tích cực tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; tổ chức gian hàng triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 tại Hà Nội nhằm kích cầu sản xuất cho bà con vùng dân tộc thiểu số.
Hiện nay, nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ cũng như các hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mở sàn giao dịch điện tử và mở các trang điện tử kinh doanh, bán hàng trực tuyến… 100% sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) trong toàn tỉnh đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn; bao bì tem nhãn được cải tiến, gắn mã QR code; nâng cấp, nhãn sản phẩm hàng hóa được ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
Đời sống được nâng cao rõ rệt
Để phát huy lợi thế về lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo xây dựng Đề án tái thiết nền kinh tế, trong đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc phát triển lâm nghiệp bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo vừa tạo kế sinh nhai, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần giảm thiêu thiên tai, hạn hán, bão lũ.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình thực hiện một tỷ cây xanh để phát triển trồng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn, đặc biệt các loài cây bản địa lim, giổi, lát ở những nơi có điều kiện phù hợp. Năm 2024, toàn tỉnh trồng tập trung và phân tán được 778.600 cây lim, giổi, lát tương đương 778,6ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, tỉnh cũng tích cực triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa là đối tượng được thụ hưởng, vừa là chủ thể thực hiện, đã tích cực vào cuộc đồng hành.
Qua đó đến nay, trên 100% người dân tộc thiểu số tham gia lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, trong lĩnh vực công đều đã thực hiện điện tử hóa thẻ bảo hiểm xã hội; trên 90% người dân tộc thiểu số đã được định danh mức độ 2 căn cước công dân...
Đáng chú ý, một số địa phương vùng dân tộc thiểu số đã thiết lập các trang điện tử để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người của địa phương; số hóa văn hóa phi vật thể của một số dân tộc...
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà con nơi đây ngày càng khởi sắc, càng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà con học tập các công nghệ mới, Quảng Ninh chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh đạt 99,8% các khu vực dân cư; hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn. |