Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 05/12/2024 08:59
Tin nóng:
Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng Kết nối giao thương xúc tiến xuất khẩu Đà Nẵng 2024 |
Sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái cây được người tiêu dùng Nhật Bản ưu chuộng
Tại buổi làm việc của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản – Việt Nam (JVBA) với Sở Công Thương TP. Đà Nẵng mới đây có sự hiện diện của ông Issei Harashima - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành chuỗi 142 siêu thị BELC - một trong các chuỗi siêu thị lớn nhất Nhật Bản chuyên kinh doanh về nông sản, thực phẩm.
Sau khi được giới thiệu nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm Đà Nẵng, Quảng Nam, ông Issei Harashima bày tỏ hài lòng và ấn tượng về sự đa dạng, phong phú của sản phẩm nông đặc sản Đà Nẵng nói riêng, miền Trung nói chung.
Doanh nghiệp thương mại Nhật Bản xúc tiến tìm kiếm nguồn cung nông sản Đà Nẵng |
Ông Issei Harashima cho biết, sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái cây rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưu chuộng. Hiện hệ thống siêu thị BELC đã nhập khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam để phục vụ người tiêu dùng, và sắp tới là tôm. Ông cũng mong trong thời gian tới có thể hợp tác nhiều hơn vấn đề xuất nhập khầu nông sản Việt Nam.
Chủ tịch chuỗi siêu thị BELC thông tin thêm, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản hiện này là sự cân bằng về giá cả và chất lượng. “Về chất lượng, sản phẩm nông sản Việt Nam đa dạng, phong phú, các doanh nghiệp cũng đã chú trọng đến các tiêu chuẩn chất lượng. Vấn đề còn lại là giá thành trước và sau gia công sẽ còn cần trao đổi”, ông Issei Harashima nói và cho hay, thời gian tới sẽ quay lại TP. Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam để xúc tiến chuyên sâu hợp tác với một số sản phẩm. “Trong lần đến Việt Nam tới đây sẽ BELC sẽ có những người phụ trách chuyên sâu trong lĩnh vực nhập khẩu thương mại đi cùng để tìm hiểu và đàm phán nhập khẩu sản phẩm Việt Nam vào chuỗi cửa hàng của BELC”, Chủ tịch chuỗi siêu thị BELC chia sẻ.
Giới thiệu nông sản, sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng đến chủ chuỗi siêu thị nông sản, thực phẩm BELC Nhật Bản |
Ông Shuichi Gomi - Chủ tịch JVBA cho biết, hiện nay, nhiều thành viên hiệp hội JVBA đang mong muốn tìm hiểu thị trường, mở rộng đối tác cung ứng nông sản, sản phẩm công nghệ. Trong đó, đặc biệt là đang có nhu cầu rất lớn về thị trường cung ứng các sản phẩm nông – lâm – thủy sản. Vì vậy, sắp tới, JVBA sẽ tập trung vào tìm hiểu năng lực các nhà cung ứng lĩnh vực này tại TP. Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam.
Theo ông Shuichi Gomi, doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá khá cao các sản phẩm của Việt Nam. Nhưng đến nay vẫn chưa xúc tiến ký kết được nhiều hợp đồng. Lý do một phần là yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản cao nên nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Phần khác là do các doanh nghiệp Nhật Bản còn hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin nhà cung cấp từ Việt Nam. “Các sản phẩm của TP. Đà Nẵng nói riêng, miền Trung Việt Nam nói chung rất phong phú. Sau chuyến công tác này, JVBA sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối doanh nghiệp Nhật Bản với các nhà cung ứng tại Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam; JVBA đồng thời thông tin nhiều hơn về sản phẩm Việt Nam đến các nhà phân phối, bán lẻ tại Nhật Bản”, ông Shuichi Gomi thông tin.
Ngành Công Thương Đà Nẵng sẵn sàng làm “cầu nối” kết nối cung cầu
Sản phẩm lót giày của công ty TNHH SX CB KD XNK Hương Quế (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) hiện đã phủ rộng rãi thị trường trong nước, có mặt ở kệ hàng nhiều siêu thị, nhiều điểm du lịch lớn trong cả nước. Sản phẩm hiện cũng đã xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xuất sang thị trường Nhật Bản. Bà Trần Thị Kim Bình – Phó Giám đốc công ty cho biết, công ty đã xuất khẩu sang EU từ năm 2005 và mong muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tiềm năng. “Công ty Hương Quế hiện xuất khẩu chủ yếu cho đơn vị nhập khẩu rồi phân phối lại. Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối được trực tiếp với các siêu thị tại nước ngoài. Thông qua buổi kết nối với lãnh đạo BELC, Hương Quế hy vọng sẽ có cơ hội hiện diện sản phẩm trên kệ siêu thị tại như thị trường Nhật Bản”, bà Bình chia sẻ.
Doanh nghiệp thương mại Nhật Bản xúc tiến tìm kiếm nguồn cung nông sản Đà Nẵng |
Tham gia buổi kết nối với lãnh đạo chuỗi siêu thị BELC, bà Mai Thị Ý Nhi – Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Phương Food cho hay: “Đây là hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa, chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm những buổi kết nối trực tiếp để doanh nghiệp có thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa, đưa hàng trực tiếp vào các siêu thị ở nước ngoài”. Theo bà Nhi, đơn vị hiện đã có độ phủ sản phẩm bánh dừa rộng khắp trong nước, ở nhiều cửa hàng sản phẩm hàng đặc sản, hàng du lịch, ở các kệ hàng siêu thị bán lẻ, siêu thị đặc sản. Sản phẩm của đơn vị cũng đã xuất khẩu đi nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU… Tuy nhiên, hiện các sản phẩm của công ty chủ yếu là nhập khẩu cho phân phối lại, chưa xúc tiến hợp tác trực tiếp được với chuỗi các siêu thị quốc tế.
Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, trong thời gian qua, Sở Công Thương với chức năng phụ trách lĩnh vực công nghiệp – thương mại đã tích cực, nỗ lực hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. “Sở Công Thương Đà Nẵng đã và sẽ luôn sẵn sàng là cầu nối để kết nối cung cầu theo nhu cầu tìm kiếm đối tác thương mại từ phía các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với các sản phẩm của doanh nghiệp TP. Đà Nẵng, trong đó có các sản phẩm nông sản, đặc sản”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Đỗ Thị Quỳnh Trâm chia sẻ.