21:13 | 18/01/2025
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giành lại được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Đức tăng gần 68% về lượng Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam thu về hơn 1,2 tỷ USD |
Những nguyên nhân xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm là tình trạng suy giảm kinh tế của nước này những tháng đầu năm 2024 dẫn tới việc người dân thắt chặt chi tiêu cho du lịch, ăn uống.
Mặt khác, Trung Quốc tăng cường thu mua từ nước khác như Indonesia do giá cạnh tranh hơn so với Việt Nam. Thêm vào đó, năm 2024 khi giá hồ tiêu thế giới tăng mạnh, Trung Quốc ưu tiên sử dụng lượng tiêu tồn kho.
Hơn nữa, Hải quan Trung Quốc thắt chặt chính sách mua bán hàng qua biên giới nên một số đầu mối nhập khẩu của Trung Quốc bị bắt hoặc không dám mua hàng.
Dựa trên cân đối cung - cầu, giá hồ tiêu năm 2025 được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung sụt giảm, trong khi nhu cầu tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu vẫn ổn định. Nhu cầu sử dụng hồ tiêu trong ngành thực phẩm và chế biến gia vị vẫn là động lực chính cho thị trường.
![]() |
Năm 2024, Trung Quốc giảm nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam đến 82,4%. Ảnh minh họa |
Theo VPSA, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại; trong đó, tiêu đen đạt 220.269 tấn, tiêu trắng đạt 30.331 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD; tiêu đen đóng góp 1,12 tỷ USD, tiêu trắng đạt 200 triệu USD.
Theo VPSA, giá tiêu nội địa trong 3 tháng cuối năm 2024 không có nhiều biến động và duy trì ở mức bình quân 140.000 đến 150.000 đồng/kg.
So với thời điểm đầu năm thì giá nội địa tiêu đen tăng 75,6% và tiêu trắng tăng 68,8%, tương tự giá xuất khẩu cũng tăng 30,7% đối với tiêu đen và 28,6% đối với tiêu trắng. Đây là tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và khuyến khích sản xuất bền vững.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong năm 2024 phần nào ảnh hưởng đến việc sản xuất hồ tiêu của người nông dân.
Theo VPSA, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2025 được dự báo tiếp tục giảm so với năm 2024, đánh dấu năm giảm thứ tư liên tiếp kể từ năm 2022.
Điều này phản ánh thực trạng cây hồ tiêu không còn là cây trồng chủ lực của nhiều nông dân, đặc biệt trong bối cảnh giá trị kinh tế của các cây trồng khác như sầu riêng, cà phê và cọ dầu gia tăng đáng kể.
Năm 2024, Trung Quốc giảm nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam đến 82,4% nhưng tăng nhập khẩu từ Indonesia 76,8%. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu tăng này vẫn chưa đủ đáp ứng tổng nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc.
Tồn kho hồ tiêu tại thị trường này đang ở mức thấp, trong khi kỳ vọng giá giảm không thành hiện thực do giá duy trì ổn định ở mức 140.000 đồng/kg trong suốt 3 tháng qua. Dự báo, Trung Quốc có thể sẽ chờ đến vụ thu hoạch chính của Việt Nam (sau Tết Nguyên đán) để bắt đầu mua trở lại.
VPSA cho biết, giá hồ tiêu toàn cầu năm 2025 được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung sụt giảm, trong khi nhu cầu tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu vẫn ổn định. Nhu cầu sử dụng hồ tiêu trong ngành thực phẩm và chế biến gia vị vẫn là động lực chính cho thị trường.
Việt Nam và Brazil vẫn giữ vững vị trí là hai quốc gia xuất khẩu Hồ tiêu lớn nhất thế giới trong năm 2024. Tuy nhiên, Indonesia đã nổi lên như một nhà cung cấp đáng kể, nhất là khi Việt Nam và Brazil gặp tình trạng mất mùa năm vừa qua.
Trong năm 2025, dự báo sản lượng của Brazil sẽ phục hồi, trong khi Indonesia có thể giảm sản lượng do những khó khăn trong đầu tư và điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ấn Độ, một quốc gia tiêu thụ lớn, cũng dự báo giảm sản lượng do ảnh hưởng từ mưa lũ, dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư và thanh lý hàng tồn kho khi giá nội địa giảm. |
Đường dẫn bài viết: https://giaothuong.congthuong.vn/xuat-khau-ho-tieu-cua-viet-nam-sang-trung-quoc-giam-824-370167.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Chuyên trang Cơ hội Giao thương - Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.