Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 15/11/2024 08:20
Tin nóng:
Hàn Quốc tăng nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Việt Nam Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu ở thị trường nào nhiều nhất? |
Nhập khẩu hồ tiêu từ Indonesia tăng mạnh
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) tháng 6/2024 Việt Nam đã nhập khẩu 1.950 tấn, trong đó tiêu đen đạt 1.134 tấn, tiêu trắng đạt 816 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 8,5 triệu USD, so với tháng trước lượng nhập khẩu giảm 48,5%. Nhập khẩu từ Indonesia tăng 45,1% đạt 946 tấn trong khi đó nhập khẩu từ Campuchia giảm 71,9% đạt 537 tấn và nhập khẩu từ Brazil giảm 86,2% đạt 135 tấn. Nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong VPSA giảm 66,5% chiếm 44,2%.
6 tháng đầu, nhập khẩu hồ tiêu từ Indonesia tăng mạnh |
Lũy tiến từ 01/01 đến 30/6/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.002 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 16.357 tấn, tiêu trắng đạt 1.645 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu tăng 18,9%. 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam bao gồm: Brazil đạt 7.241 tấn, giảm 22,3%; Campuchia đạt 6.212 tấn, tăng 34,5%; Indonesia đạt 2.991 tấn, tăng 67,3%.
Ở chiều ngược lại, tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 28.162 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 24.988 tấn, tiêu trắng đạt 3.174 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 141,1 triệu USD, tiêu đen đạt 122,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 18,9 triệu USD.
So với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,2%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng nhẹ 0,1%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng 6 đạt 5.067 USD/tấn, tiêu trắng đạt 6.922 USD/tấn, tăng 11,5% đối với tiêu đen và 13,4% đối với tiêu trắng so với tháng trước.
Xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tháng 6 đạt 6.969 tấn, giảm 9,4% so với tháng 5. Tiếp theo là các thị trường UAE: 2.749 tấn, Trung Quốc: 2.582 tấn, Đức: 1.994 tấn, Ấn Độ: 1.240 tấn…
Phúc Sinh vươn lên trở thành doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu trong tháng 6 tăng 43,4% so với tháng 5 đạt 3.688 tấn và đây cũng là lượng xuất khẩu cao nhất trong tháng của một doanh nghiệp tính từ đầu năm đến nay. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Olam Việt Nam: 2.516 tấn, Haprosimex JSC: 1.941 tấn, Simexco Đăk Lăk: 1.630 tấn, Nedspice Việt Nam: 1.600 tấn…
Trong bối cảnh nguồn cung nội địa giảm, doanh nghiệp trong nước đã phải tăng cường nhập khẩu hồ tiêu từ các nước. Trước đây, hồ tiêu Brazil luôn được coi là giá cả hợp lý, được nhiều quốc gia tìm mua nhập khẩu. Tuy nhiên, năm nay với đà tăng chung của thị trường, giá tiêu Brazil cũng tăng khá nhanh. Tại quốc gia này, vụ thu hoạch hồ tiêu cũng được dự báo không thuận lợi.
Ngoài ra, giá cước vận tải tăng cao do những bất ổn chính trị trên thế giới gây khó cho nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil. Trước tình thế trên, lượng nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Campuchia tăng mạnh là điều dễ hiểu.
Giá tiêu giảm mạnh nhưng khó giảm sâu
Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua trong khoảng 150.000 - 151.000 đồng/kg. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm trung bình 3.000 - 6.000 đồng/kg nhưng hồ tiêu đang có chuỗi 2 ngày tăng liên tiếp.
Trong suốt tuần đầu của tháng 7/2024, giá tiêu có có phiên điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng bức tranh chung là giảm mạnh. Trong đó, tại hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai cùng giảm 8.000 đồng/kg về chung mức 145.000 đồng/kg. Đây cũng là giá thu mua hồ tiêu được ghi nhận tại tỉnh Bình Phước sau khi giảm 10.000 đồng/kg.
Thương lái tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng giao dịch chung mức 146.000 đồng/kg, giảm 8.000 - 11.000 đồng/kg tùy khu vực so với tuần trước đó. Giá tiêu giảm, giúp những người bán khống gỡ gạc đôi chút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng giá tiêu giảm sâu hơn là khó.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPPA), nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá tiêu tăng “nóng” trong thời gian qua. Bởi, diện tích bị thu hẹp sau giai đoạn dài giá tiêu xuống thấp, cùng với đó là tác động của El Nino. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Brazil do tác động của El Nino.
Trong khi đó, nhiều nông dân ở các vùng trồng tiêu cho hay, mặc dù giá tăng nhưng người trồng được hưởng lợi không nhiều do đa số vườn tiêu lâu năm đã bị thay thế bằng sầu riêng và một số loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên năng suất tiêu giảm mạnh trong những năm gần đây, trung bình từ 20 - 30%.
Kỳ vọng giá tiêu lấy lại mốc 160.000 đồng/kg
VSPA tiếp tục đưa ra nhận định, với tình hình hiện tại, sản lượng hồ tiêu toàn cầu chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng trong 3 - 5 năm tới. Ở nước ta, loại hạt thế mạnh này bước vào chu kỳ tăng giá mới, bù cho những năm giá xuống quá thấp.
Diện tích hồ tiêu vẫn giảm do già cỗi, người dân chuyển đổi cây trồng. Trong khi, thời điểm này chưa trồng mới thì 4 năm nữa vẫn chưa thể tăng được sản lượng. Do đó, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu tiếp tục được ghi nhận trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt. Đây tiếp tục là động lực để giá tiêu tăng tiếp, kỳ vọng lấy lại mốc 160.000 đồng/kg.
Về ngắn hạn, theo VSPA, năm 2024 nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu dự kiến đạt tới 529.000 tấn, vượt 64.000 tấn so với sản xuất. Với tình trạng khan hiếm nguồn cung hồ tiêu như hiện nay, nhiều chuyên gia ngành hàng nhận định giá tiêu trong thời gian tới có thể vượt đỉnh chu kỳ giá lần trước.
PTEXIM Corp cũng nhận định tình trạng hàng ra thị trường “nhỏ giọt” sẽ còn hỗ trợ giá tiêu trong thời gian tới. Hiện giá tiêu đen tại các kho giao ngay đã thiết lập mặt bàng giá sàn mới so với trước đây.
Theo ông Hoàng Phước Bính, hiện giá giao dịch hồ tiêu Việt Nam nói chung và giá các loại tiêu khác trên thế giới đang cao hơn mặt bằng giá trong nước nên nhiều đại lý có động lực lớn để găm giữ hàng. Trong khi đó, hiện không có doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu lúc này khiến lực cầu trên thị trường “dễ gãy”.
Trong khi đó, VPSA vừa có thông báo, trong thời gian vừa qua, thông tin giá cả trên website của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) về giá tiêu Việt Nam khác biệt lớn so với thông tin mà Hiệp hội cung cấp, có thời điểm có sai sót. Để tránh bị dao động tâm lý dẫn đến việc đưa ra quyết định gây thiệt hại về kinh tế, VPSA đề nghị bà con nông dân, đại lý và công ty xuất khẩu, bạn hàng nước ngoài tham khảo thêm từ các nguồn khác, đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy hơn khi quyết định mua/bán.
Về nhập khẩu, năm 2023 Việt Nam đã nhập khẩu 26.538 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 24.903 tấn, tiêu trắng đạt 1.635 tấn, so với năm 2022 lượng nhập khẩu giảm 27,7%. Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Olam Việt Nam: 9.127 tấn, chiếm 34,4% thị phần và giảm 16,0% so với năm trước. Tiếp theo là Trân Châu: 4.223 tấn, chiếm 15,9% tăng 19,3%; Liên Thành: 2.214 tấn, chiếm 8,3% tăng 28,1%; Gia vị Sơn Hà: 2.056 tấn, chiếm 7,7% tăng 38,6% và KSS Việt Nam: 2.000 tấn, chiếm 7,5% giảm 18,8%. Các quốc gia cung cấp chủ yếu Hồ tiêu cho Việt Nam bao gồm: Brazil: 16.598 tấn, chiếm 62,5% tăng 31,6% so với năm ngoái. Cambodia: 3.763 tấn, chiếm 14,2% và giảm 71,7%; Indonesia: 3.237 tấn, chiếm 12,2% và giảm 37,6% |